Các loại cây bơm thụt chỉ có khả năng thông cống nghẹt ở mức độ nhẹ, trường hợp nặng cần liên hệ đơn vị thông cống tới xử lý. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng về công dụng và cách dùng của loại cây này, dẫn tới việc dùng sai mục đích mà tốn kém chi phí. Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề này.
Dưới đây là cách thông cống bằng các loại cây bơm thụt, bạn đọc nên tham khảo trước khi đưa ra quyết định lựa chọn:
Trường hợp nghi ngờ cống bị tắc nghẽn như bồn cầu bị nghẹt giấy, làm cản trở nhu cầu xả chất thải, bạn có thể sử dụng cây thụt truyền thông. Sản phẩm có cấu tạo rất đơn giản, gồm có 2 phần: Phần cán được làm bằng nhựa hoặc gỗ và phần đế được làm bằng cao su. Cách thông tắc bằng cây thụt truyền thống được thực hiện qua các bước dưới đây:
Bước 1: Đặt cây thụt vào giữa lỗ trong bồn cầu, đảm bảo bề mặt xung quanh được kín hơi.
Bước 2: Thao tác bằng cách ấn mạnh xuống dưới, lặp đi lặp lại liên tục thao tác này cho đến khi bồn cầu được thông xong.
Bước 3: Quan sát, sau khi thấy bồn cầu có dấu hiệu thoát nước nhanh trở lại thì chứng tỏ vật thể gây bít tắc đã được loại bỏ.
Bước 4: Xả lại một đến hai lần với nước.
Với giá thành rẻ chỉ 50.000 đồng/ sản phẩm, dễ mua tại các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị, dễ sử dụng và tương đối đơn giản, không tốn nhiều thời gian, cây thụt truyền thống giúp thông cầu nghẹt và loại bỏ tình trạng tắc nghẽn nhanh chỉ sau 10 đến 15 phút. Không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của công trình hay làm hỏng các đường ống nước xung quanh. Nên cọ rửa và để nơi thoáng mát để sử dụng ở những lần sau. Tuy nhiên sản phẩm này không xử lý được các tình huống khó, chỉ cải thiện ở mức cơ bản, các vật thể chưa được thông tắc sẽ tiếp tục gây tắc nghẽn và cản trở quá trình xử lý chất thải.
Trường hợp nghi ngờ đường cống bị tắc vừa hoặc nhẹ, bạn có thể tham khảo sản phẩm này. Với cấu tạo gồm có 3 phần: Phần tay cầm, phần thân và phần đế. Phần tay cầm được làm bằng nhựa, phần thân dạng ống với hệ thống thiết kế như pittong dùng để bơm thụt hiệu quả hơn và phần đế được làm bằng cao su. Thông nghẹt bằng cây bơm thụt cần trải qua các bước như sau:
Bước 1: Xả qua một lượt nước bồn cầu.
Bước 2: Đặt cây bơm thụt vào trong lỗ giữa bồn cầu, đảm bảo phần cao su được khít với lỗ thoát.
Bước 3: Tiến hành nhấp nhẹ pittong trong vòng 3 đến 5 lần, nhằm tạo không khí giúp chất thải được nén xuống.
Bước 4: Tiếp tục nhấn mạnh một cách dứt khoát xuống bồn cầu, để đẩy chất thải xuống hầm cầu nhanh nhất.
Bước 5: Vệ sinh bồn cầu, xả nước và nếu thấy nước rút nhanh thì bồn cầu đã được xử lý.
Sản phẩm cây bơm thụt đem lại hiệu quả cao hơn cây truyền thống, có thể ứng dụng trong việc thông cống bồn rửa chén, bồn rửa mặt. Tuy nhiên giá thành cao hơn cây thụt truyền thống, với giá từ 150.000 đồng/ sản phẩm. Cách thực hiện có phần phức tạp hơn. Cả 2 loại cây này đều không có khả thông nghẹt ở mức độ nặng, mà chỉ xử dụng để thông nghẹt nhẹ và mới xảy ra, đây cũng là mặt hạn chế của sản phẩm này.
Vì vậy nếu cây bơm thụt không thể khắc phục thì bạn nên liên hệ ngay với các đơn vị thông cống nghẹt uy tín để được khảo sát, sau đó được thông tắc và xử lý một cách triệt để. Tránh để lâu sẽ gây nhiều phiền toái cho nhu cầu sử dụng và cản trở sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Vậy chúng ta cần lưu ý những gì để có thể sử dụng cây bơm thụt một cách phù hợp?
Có rất nhiều cách thông cống nghẹt như que gắp rác thông cống… nhưng không phải trường hợp nào chúng ta cũng có thể áp dụng được, vậy nên bạn cần lưu ý những điều dưới đây để có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất:
Khi dùng cây bạn nên đặt cây thụt khí vừa với bồn cầu: Không nên để lọt khí bởi khi đó áp lực sẽ căng nhất và đạt hiệu quả thông tắc. Nếu không đặt khít thì trước tiên sẽ không đạt hiệu quả trong việc thông hút thậm chí còn gây văng hoặc vương vãi nước bẩn lên người và ra sàn ra, gây mất vệ sinh.
Cần bơm thụt cao su ngập trong nước: Bởi khi đó dụng cụ mới đủ áp suất để có thể đẩy chất thải trôi xuống hầm cầu.
Bạn chỉ nên sử dụng cây thụt bồn cầu: Trong trường hợp chất thải gây tắc nghẽn là các loại dễ tan như giấy vệ sinh, còn đối với các loại chất thải khó phân hủy như giấy cứng hoặc băng vệ sinh, bông tẩy trang, lông, tóc… sẽ không tự khắc phục được vấn đề nếu tự xử lý tại nhà. Thậm chí nếu bạn để tình trạng này kéo dài, sẽ ít nhiều gây tình trạng bồn cầu bốc mùi hôi và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình.
Nếu bị cạn nước trong quá trình thông hút, bạn cần phải tiếp thêm nước: Vì khi ngập nước thì dụng cụ mới có thể hoạt động tốt.
Khi chọn cây thụt bồn cầu cần chọn loại phù hợp: Không nên quá to hoặc quá nhỏ so với kích thước của lỗ bồn cầu, một cây thụt vừa vặn sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện việc thông tắc và khiến chất thải được đẩy xuống một cách nhanh chóng nhất.
Việc thông nghẹt bằng cây chỉ có tác dụng mang tính chất tạm thời khi các chất thải mềm đang làm bít tắc đường ống xả nước, còn những nguyên nhân khác như hầm cầu bị đầy, có dị vật khó phân hủy ở dưới trong khi bạn đã sử dụng rất nhiều cách như thông cống bằng xút, bằng baking soda… thì cách tốt nhất là liên hệ các đơn vị thông cống nghẹt để xử lý triệt để và khắc phục triệt để, tránh bị tái lại.
Trên đây là cách sử dụng cây thụt tại nhà đơn giản và đúng mục đích, tuy nhiên nếu bạn đã thực hiện đúng cách mà vẫn không cải thiện được thì nên liên hệ các đơn vị thông cống chuyên nghiệp đến xử lý. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể biết thêm cách sử dụng dụng cụ này cũng như cân nhắc khi mua sản phẩm phù hợp.
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/index.php/cay-thut-bon-cau-a32827.html