Chuẩn bị
- 1 quả dừa già (càng già càng tốt)
- 1 ca nước nóng
- Dụng cụ: khăn màng lọc, hũ thủy tinh có nắp đậy, máy xay, bếp, nồi, máy xay sinh tố
Cách thực hiện
- Bước 1: Nạo dừa
Nạo lấy phần cùi dừa và bào nhuyễn thành những sợi nhỏ vụn (cơm dừa). Tiếp đến, xay nhuyễn với nước nóng.
- Bước 2: Đun dừa
Đun sôi nước rồi để nguội bớt rồi cho phần cơm dừa vào đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Nước vừa đủ sấp mặt dừa là được, không nên để quá nhiều.
- Bước 3: Xay dừa
Cho toàn bộ dừa đã đun vào máy và xay thật nhuyễn cho đến khi hỗn hợp sánh mịn.
- Bước 4: Vắt lấy nước cốt dừa
Cho phần hỗn hợp dừa xay vào miếng vải sạch rồi vắt lấy nước cốt. Đổ phần nước cốt vào nồi, đun sôi trên bếp với lửa nhỏ. Trong quá trình nấu nước cốt dừa, phần cơm dừa sẽ dần dần tách khỏi dầu dừa và lắng xuống đáy nồi. Khuấy đều khi đun để tránh bị khê hoặc cháy do phần cơm dừa đọng dần xuống đáy.
- Bước 5: Lọc dầu dừa
Sau khi phần cơm dừa ngả toàn bộ sang màu nâu sẫm thì lọc dần dầu dừa nguyên chất ra tô. Đợi dầu dừa nguội hẳn thì cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín, bảo quản ở nơi khô thoáng để dùng dần.
Chuẩn bị
- Dừa (chọn quả già, vỏ nâu)
- Dụng cụ: dao chặt, máy xay sinh tố, hũ đựng, đồ nạo và lọc
Cách thực hiện
- Bước 1. Lấy cơm dừa
Nạo lấy cơm dừa. Nếu không có đồ nạo thì dùng dao hoặc muỗng cứng thay thế và cắt thịt cơm dừa thành các miếng nhỏ.
- Bước 2. Xay và lọc lấy nước cốt dừa
Xay dừa với ít nước tạo hỗn hợp sệt và nhuyễn mịn. Vắt và lọc lấy nước cốt dừa từ hỗn hợp đã xay cho vào hũ đựng, vắt mạnh tay để không bỏ sót nước cốt.
- Bước 3. Cách lấy dầu dừa nguyên chất
Để yên hũ nước cốt dừa ở nơi khô ráo và nhiệt độ thích hợp trong vòng 1 ngày. Khi hỗn hợp lắng lại, nước cốt dừa sẽ tạo thành 2 tầng, phần váng đông phía trên và dầu dừa nguyên chất phía dưới. Loại bỏ phần váng đi là thu được dầu dừa nguyên chất.
Chuẩn bị
- 500gr dừa khô nạo sẵn
- 500 ml nước sôi
- Dụng cụ: Rây lược hoặc vải mùng, thìa/đũa, lọ thủy tinh, nồi cơm điện
Cách thực hiện
- Bước 1: Dừa nạo rồi đem ngâm với 500ml nước sôi trong khoảng 15-30 phút.
- Bước 2: Lọc và vắt thật kỹ phần dừa nạo để lấy nhiều nhất lượng nước cốt có thể, lược qua rây và chuẩn bị mang nấu.
- Bước 3: Cho lượng nước cốt dừa mới lấy được vào nồi cơm điện, nhấn nút “cook” trên nồi cơm điện và đun sôi lượng nước cốt dừa này.
- Bước 4: Sau 40 phút phần nước cốt dừa đã khá sệt và bắt đầu tách dầu, đậy hờ nắp nồi cơm điện để dầu không bị bắn ra ngoài và nấu thêm khoảng 20 phút.
Khi phần xác dừa sẽ cô đặc và đọng dưới đáy nồi cơm điện, có màu nâu cánh gián và phần dầu thoảng mùi thơm thì ngắt điện.
- Bước 5: Chiết phần dầu dừa vào chén sạch/hũ đựng bằng thủy tinh.
Chuẩn bị
- Cùi dừa già (4-8 quả)
- Dụng cụ: Chảo, túi hoặc khăn thưa
Cách thực hiện
- Bước 1: Ép lấy nước cốt dừa từ phần dừa đã nạo bằng một cái túi hay khăn thưa, vặn tay thật chặt để lấy hết nước cốt. Lọc bằng một rây nhỏ để không bị lẫn tạp chất trước khi đem nấu.
- Bước 2: Chọn chảo có đáy phẳng để nhiệt lượng tỏa đều, tập trung làm nóng chảo nhanh hơn. Đổ nước cốt dừa vào chảo và đun với ngọn lửa to, khoảng 45-90 phút tùy theo độ lửa, thường xuyên khuấy khi đang đun.
- Bước 3: Đổ chảo dầu dừa vào một dụng cụ lọc đã chuẩn bị trước để tách dầu với lớp cặn. Cuối cùng cho dầu dừa vào hũ đựng.
Chuẩn bị
- 1 trái dừa già (càng già càng tốt)
- 1 ca nước sạch (có thể nóng hoặc lạnh)
- Máy ép dầu
Cách thực hiện
- Bước 1: Sơ chế dừa
Cạo sạch vỏ ở cùi dừa, cắt thành nhiều miếng nhỏ và cho vào lò vi sóng để ở nhiệt độ thấp để sấy khô, giúp tăng nồng độ dầu dừa.
- Bước 2: Cho dừa đã sấy khô vào máy ép dầu để ép chắt lấy phần dầu dừa (cố gắng ép thật kỹ, ép đi ép lại để có thể lấy hết toàn bộ tinh chất dầu dừa).
- Bước 3: Sau khi ép xong, cho vào trong hộp thủy tinh để ở nhiệt độ phòng trong 1 ngày 1 đêm để khi phần sữa dừa lắng đọng xuống đáy bình và phần dầu dừa nguyên chất sẽ nhẹ hơn và nổi lên trên cùng.
- Bước 4: Dùng thìa lấy phần dầu dừa ra bỏ vào lọ thủy tinh sạch và sử dụng. Ngoài ra bạn có thể cho hỗn hợp này vào trong ngăn mát của tủ lạnh nhà bạn để 1 thời gian khi mà phần dầu dừa quánh lại bạn dùng thìa múc ra cho dễ.
1. Bảo quản trong hộp kín
Đậy kín hộp để tránh không khí và các chất gây ô nhiễm bên ngoài. Tiếp xúc với không khí là nguyên nhân chính khiến dầu dừa bị thiu và nhanh hỏng.
2. Bảo quản trong tủ lạnh
Không nhất thiết phải luôn giữ dầu dừa tự làm trong tủ lạnh nhưng việc này có thể làm chậm quá trình làm hư hỏng.
3. Bảo quản ở nơi tối
Nếu bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ phòng, hãy để ở nơi tối như tủ hoặc tủ đựng thức ăn để tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp có thể làm giảm thời hạn sử dụng.
1. Đổi màu
Cách làm dầu dừa tại nhà sẽ cho thành phẩm có màu trắng nhạt. Nếu dầu dừa chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây, có bất kỳ đốm dầu sẫm màu nào hoặc có dấu hiệu bị mốc bạn hãy ngừng sử dụng vì chúng đã bị hỏng rồi.
2. Mùi hương
Dầu dừa có mùi thơm dễ chịu tự nhiên của dừa hoặc mùi hương trung tính. Dầu dừa ôi thiu sẽ có mùi chua hoặc đắng.
3. Kết cấu
Dầu dừa sẽ ở dạng lỏng hoặc dạng đặc, tùy thuộc vào cách làm và cách bảo quản (ở nhiệt độ phòng hay trong tủ lạnh). Nếu kết cấu của dầu trở nên đặc quánh, với kết cấu không nhất quán, giống như kem đông đặc là dấu hiệu cho thấy dầu dừa sắp bị hỏng.
Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/index.php/cach-lam-dau-dua-tai-nha-a32698.html