Vẽ áo dài: 50 cách vẽ áo dài đẹp nhất

Từ đời sống bình thường cho đến những sàn diễn quốc tế, người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn tỏa sáng với hình ảnh chiếc áo dài truyền thống thướt tha, uyển chuyển mà kín đáo, kiêu sa. Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp văn hóa dân tộc trong từng chiếc áo dài, bạn có thể tham khảo cách vẽ áo dài đơn giản dưới đây để tự phác thảo nên ý tưởng đặc biệt của riêng mình.

Áo dài - Trang phục truyền thống mang đậm giá trị văn hóa người Việt

Áo dài là bộ quốc phục gắn liền với nền văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, dòng chảy thời gian có thể khiến mọi thứ thay đổi - kể cả hình dáng của chiếc áo dài, nhưng ý nghĩa gắn liền với bộ trang phục đặc biệt này vẫn luôn đẹp đẽ, vẹn nguyên như lúc ban đầu.

Lịch sử của chiếc áo dài Việt Nam

Hình ảnh những tà áo dài thướt tha trên phố dường như đã in đậm trong tâm trí của mỗi người con đất Việt. Quay ngược theo dòng lịch sử, người ta cho rằng tiền thân của áo dài là chiếc áo giao lĩnh. Mãi đến thế kỷ thứ XVII, để thuận tiện cho quá trình lao động và làm việc, áo dài đã được cách điệu thành dạng áo tứ thân. Đến thời vua Gia Long mới xuất hiện áo dài ngũ thân, tiếp đó là các kiểu áo dài khác như áo dài Lemur, áo dài Raglan, áo dài Lê Phổ…

Áo dài Việt Nam có lịch sử lâu đời

Năm 1970, áo dài truyền thống của người Việt Nam mới ra đời và được sử dụng cho đến ngày nay. Qua nhiều thời kỳ, áo dài đã có nhiều sự “chuyển mình” từ chất liệu, kiểu dáng cho đến phong cách. Không chỉ thế, nhiều nhà thiết kế còn thêm thắt vào các chi tiết khác nhau để biết chiếc áo dài thành áo dài cưới, áo dài cách tân,…

Tuy nhiên, dù có biến tấu ra sao, chiếc áo dài truyền thống gắn liền với biểu tượng văn hóa người Việt vẫn giữ nguyên vẻ đẹp uyển chuyển, kiêu sa và kín đáo.

Đặc điểm của áo dài

Một chiếc áo dài truyền thống thường có các thành phần như cổ áo, vạt áo, tay áo và đi kèm với quần áo dài. Thông thường, cổ áo dài sẽ cao khoảng 3cm , tay áo dài tới khuỷu tay, thân áo được thiết kế ôm lấy cơ thể và có hàng cúc kéo dài từ cổ chéo qua ngang vai đến ngang hông.

Áo dài gồm có 2 tà áo, được xẻ từ eo xuống đến gần mắt cá chân, còn quần dài từ thắt lưng đến gót chân. Thiết kế này không chỉ mang lại kiểu dáng mềm mại, thướt tha, uyển chuyển, mà còn cực kỳ kín đáo và phù hợp với thuần phong mỹ tục người Việt.

ve-ao-dai-2
Áo dài gồm có 2 tà áo, được xẻ từ eo xuống đến gần mắt cá chân

Tuy nhiên, qua thời gian, khi cuộc sống dần hiện đại và năng động, người ta đã cách điệu một vài chi tiết trên chiếc áo dài, chẳng hạn tà áo, tay áo ngắn hơn, lượt bỏ đi phần cổ áo cao, phần vạt áo cắt ngắn và có thể kết hợp với quần hoặc váy đều được.

Từ đời sống bình thường cho đến các đấu trường quốc tế, áo dài Việt Nam vẫn luôn hiện diện, tỏa sáng và được người Việt trân trọng như một biểu tượng văn hóa truyền thống tốt đẹp bao đời. Không chỉ thế, bạn bè quốc tế cũng bày tỏ tình cảm và sự yêu thích của mình đối với quốc phục Việt Nam. Đặc biệt, tà áo dài cũng nhiều lần lọt vào top các trang phục truyền thống đẹp nhất trong nhiều cuộc thi, cuộc bình chọn khác nhau.

5 bước vẽ áo dài đơn giản

Tại phần này, Hoàng Hà Mobile sẽ cung cấp cho bạn 5 bước cơ bản để phác thảo ý tưởng và vẽ áo dài nghệ thuật một cách dễ dàng nhất. Từ nền tảng đó, bạn có thể tự tin sáng tạo thành những mẫu áo dài cầu kỳ, chuyên nghiệp hơn trong tương lai.

Bước 1: Vẽ áo dài phần cổ áo

Đây là bước đầu tiên, khá đơn giản nhưng cũng vô cùng quan trọng - đó là vẽ cổ áo dài. Bạn nên chọn trước cho mình kiểu cổ áo phù hợp với phong cách mà mình yêu thích.

Vẽ cổ áo dài

Nếu bạn thích một chiếc áo dài truyền thống, bạn nên chọn cổ áo dài cao để tôn lên vẻ đẹp yêu kiều, kiêu sa. Hoặc nếu bạn chuộng phong cách hiện đại, năng động hơn, hãy thử một chiếc áo dài cách tân với phần cổ rộng một chút để tạo cảm giác sang trọng, tinh tế và hiện đại. Tuy nhiên, dù là mẫu cổ áo cao hay cổ áo rộng, bạn cũng cần hoàn thành chỉn chu để đến với các bước tiếp theo.

Sau khi lựa chọn phong cách và kiểu cổ áo yêu thích, bạn tiến hành thác thảo và hoàn thiện nó ra bản vẽ của mình.

Bước 2: Vẽ áo dài phần tay áo

Sau khi vẽ phần cổ áo, bạn sẽ tiếp tục đến với phần tay áo. Tương tự cổ áo, bạn cũng có thể lựa chọn giữa nhiều kiểu tay áo, miễn là nó phù hợp với sở thích và phong cách mà bạn định vị ban đầu.

Ở vai áo, bạn có thể vẽ vai áo truyền thống để tôn lên vẻ đẹp của đôi vai thon thả, nhỏ nhắn. Hoặc nếu bạn muốn điều gì đó mới lạ hơn, phù hợp với đôi vai có khuyết điểm và tôn lên khí chất của người mặc, bạn cũng có thể phác thảo một kiểu vai áo phồng hiện đại.

ve-ao-dai-4
Vẽ tay áo dài

Ngoài ra, đừng quên lựa chọn độ dài tay áo và kiểu tay áo, tay áo có thể dài ngang vai, dài tới khuỷu tay hoặc dài đến cổ tay. Phần ống tay áo có thể vẽ dạng tay áo ôm, tay áo rộng hoặc tay áo ống loe để thiết kế trông ấn tượng và bắt mắt hơn.

Bước 3: Vẽ áo dài phần thân và tà áo

Trong một bản vẽ áo dài, phần thân và tà áo dài là bộ phận chiếm nhiều diện tích nhất. Đặc biệt, phần này cần được chú trọng bởi phần lớn các họa tiết sẽ được thể hiện tại đây.

Vẽ thân và tà áo dài

Đầu tiên, bạn cần vẽ những đường nét thật mềm mại để tôn được dáng người mặc, đồng thời đừng quên cân đối với tỷ lệ thực để không khiến thiết kế trong bị “giả”. Phần tà áo có thể vẽ dáng ngắn như áo dài cách tân, hoặc vẽ tà áo dài nếu yêu thích các kiểu áo dài truyền thống.

Bước 4: Vẽ áo dài phần quần

Ở bước này, bạn sẽ tập trung vào việc vẽ quần áo dài. Hiện nay, áo dài đã có thể mang kèm với cả quần hoặc váy dài tùy theo lựa chọn của bạn. Nhìn chung, bước này khá đơn giản vì bạn chỉ cần phác thảo vài đường để tạo thành dáng quần (hoặc váy).

ve-ao-dai-6
Vẽ quần áo dài

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, độ dài của quần phải phù hợp với tà áo và chiều cao của người mẫu trong bản vẽ áo dài.

Bước 5: Vẽ áo dài phần họa tiết và phối màu

Sau những bước trên, bạn đã gần như hoàn tất một bản vẽ áo dài. Tuy nhiên, vẫn còn một bước vô cùng quan trọng nữa mà bạn không thể bỏ qua, đó là trang trí áo dài với các họa tiết đẹp mắt.

Vẽ họa tiết và phối màu

Bạn có thể chọn bất kỳ họa tiết nào mình muốn, hoặc kết hợp giữa nhiều họa tiết với nhau để tạo nên chiếc áo dài “độc nhất vô nhị”. Đừng quên phân bổ giữa các chi tiết chính và các chi tiết phụ một cách phù hợp để bản vẽ của bạn trông hài hòa và đẹp mắt hơn.

Cuối cùng, bạn cần phối để hoàn chỉnh bản vẽ áo dài của mình. Bạn có thể phối từ 2 - 4 màu, trong đó có 1 - 2 màu chính và không nên kết hợp quá nhiều màu sắc tương phản để tránh chiếc áo dài trông quá “ố dề”.

Ở phần tiếp theo, Hoàng Hà Mobile sẽ gợi ý một số họa tiết đẹp mắt để bạn có thể điểm tô cho chiếc áo dài của mình.

Gợi ý họa tiết trang trí áo dài đẹp, ấn tượng

Bên cạnh kiểu dáng đẹp mắt, họa tiết cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ và ấn tượng cho bản vẽ áo dài của bạn. Hãy chọn họa tiết sao cho vừa phù hợp với phong cách thiết kế, vừa tôn lên được vẻ đẹp sang trọng, quý phái nhưng cũng không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống vốn có của một bộ quốc phục.

Họa tiết chính

Dưới đây là một số họa tiết chính mà bạn có thể tham khảo:

ve-ao-dai-8
Họa tiết chính trên chiếc áo dài

Họa tiết khác

Ngoài ra, người ta thường sẽ đính thêm một số họa tiết, phụ kiện nhỏ khác như hạt đá, hạt cườm, đính hoa… để tạo nên sự khác biệt, độc đáo và thể hiện cá tính riêng trong bản vẽ áo dài của mình.

Đính thêm hạt cườm, đá cho áo dài thêm bắt mắt

Một số hình ảnh vẽ áo dài đẹp mắt

Dưới đây là một số bản vẽ áo dài đẹp mắt mà bạn có thể tham khảo và học hỏi cho thiết kế riêng của mình:

ve-ao-dai-10 ve-ao-dai-12 ve-ao-dai-14 ve-ao-dai-16 ve-ao-dai-18 ve-ao-dai-20

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ cách vẽ áo dài và cung cấp một số bản vẽ áo dài ấn tượng. Hãy chuẩn bị giấy bút và thực hiện theo hướng dẫn để tự tạo nên một thiết kế độc đáo của riêng bạn nhé!

Xem thêm:

Link nội dung: https://vinaenter.edu.vn/index.php/ve-ao-dai-dan-toc-a32499.html