Views: 3
Triệu Vân tự Tử Long sinh tại huyện Chân Định, thuộc quận Thường Sơn hiện nay là huyện Chính Định tỉnh Hà Bắc. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung miêu tả ông : “cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, bụng beo, cưỡi bạch long mã, uy phong lẫm liệt”
Triệu Vân là bộ tướng của Lưu Bị, Triệu Vân được người đời biết đến với những chiến công hiển hách đóng góp rất nhiều công lao đối với sự hình thành của nhà Thục Hán. Những đóng góp của Triệu Vân gắn liền với từng thời kì hình thành và phát triển của Thục Hán, nhất là dưới thời Lưu Bị.
Đóng góp của Triệu Vân dưới thời Lưu Bị
Chặng thứ nhất: Khởi nghiệp
Kể từ khi Lưu Bị gặp Triệu Vân khi còn là bộ tướng dưới trướng Công Tôn Toản thì Lưu Bị và Triệu Vân đã quyến luyến ko muốn rời. Khi Lưu Bị mượn quân của Công Tôn Toản để cứu Đào Khiêm thì Triệu Vân bắt đầu theo Lưu Bị từ đó. Sau khoảng thời gian loạn lạc trong thất bại ở Từ Châu cho tới lúc huynh đệ trùng phùng và sang nương nhờ Lưu Biểu ở Kinh Châu là lúc bắt đầu viết lên những chiến công hiển hách của Triệu Vân.
Ở chặng này, Triệu Vân luôn luôn làm tròn trách nhiệm được giao, dũng cảm xông pha trận mạc với tư thế oai phong hiển hách vô cùng. Đầu tiên phải kể đến chính là trận Bác Vọng, Tân Dã. Khi Lưu Bị bị Hạ Hầu Đôn truy kích, Triệu Vân đã không màng nguy hiểm tham chiến đánh bại Hạ Hầu Đôn và Vu Cấm, bắt sống bộ tướng của Hạ Hầu Đôn là Hạ Hầu Lan buộc hắn phải lui binh., trước đó thì theo chỉ đạo của Từ Thứ mà phá đi trận Bát Môn Kim Tỏa của Tào Nhân
Đặc biệt hơn cả là lần cứu A Đẩu ở Đương Dương thật cảm động!!! Lưu Bị trước khi lạc cả gia quyến có mang Cam, My phu nhân cùng bé A Đẩu giao phó cho ông, chính vì thế Tử Long đã không màng sống chết, cố đánh vào đám giặc với mong muốn cứ được hai phu nhân cùng ấu chúa. Ông một mình xông xáo giữa hàng vạn quân địch, tả xung hữu đột cứu được Ấu chúa mang về, mình nhận bao thương tích, nhưng bù lại Ấu chúa vẫn ngủ ngon trong lòng của Triệu Vân, hình ảnh để lại cho người đọc quá nhiều cảm xúc, ko chỉ có dũng cảm, trung thành mà bao trùm lên là một sự bền bỉ, chắc chắn khiến cho người khác thấy hết sức tin tưởng. Hình ảnh Triệu Vân bắt đầu được in dấu trong tâm trí tướng Tào từ lúc này.
Đâu chỉ có vậy, Triệu Vân còn đón Khổng Minh an toàn trở về sau khi cầu được gió Đông, có một số bộ phim còn thể hiện sự oai dũng của Triệu Vân bằng hình tượng bắn đứt dây căng buồm trên thuyền của Từ Thạnh, khiến Từ Thạnh biết khó mà lui
Đánh đuổi Tào Tháo ở Ô Lâm, khiến Tào Tháo chạy vắt chân lên cổ, Từ Hoàng, Trương Cáp lại phải xông đến chống cự cho Tào Tháo chạy, có lẽ trận đánh này và chiến tích tại Đương Dương - Trường Bản hằn sau vào tâm trí của Từ Hoảng, Trương Cáp để về sau Triệu Vân 1 mình 1 ngựa 1 cây thương xông vào giữa quân Tào cứu lão tướng Hoàng Trung, khiến Từ Hoàng, Trương Cáp ko dám ra ứng chiến.
Chặng thứ hai: Chiếm Kinh châu
Việc chiếm Kinh Châu làm bàn đạp để lấy được Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng.
Trong chặng này, vai trò của Triệu Vân vô cùng lớn. Ông làm theo lời Gia Cát chiếm được Nam Quận. Sau đó còn dùng mẹo lấy được Quế Dương, đến lúc này, ta mới thấy hết được con người tài năng trí dũng song toàn của ông.
Triệu Vân rất mau chóng biết được bọn Pháo Long, Trần Ứng chỉ là giả hàng, vì thế đã tương kế tựu kế, bắt sống Triệu Phạm lập được công lớn. Trí tuệ như vậy chưa chắc một võ tướng nào cũng có.
Đâu chỉ có vậy, trong chặng này, Triệu Vân tháp tùng Lưu Bị sang “ở rể” bên Đông Ngô, bảo vệ tính mạng của chủ công mình trước những thủ đoạn đen tối của kẻ thù. Chúng ta thử nghĩ xem, nếu không có một võ tướng như Triện Vân thì liệu Lưu Bị có bình an mà trở về Kinh Châu được không hay lại bỏ mạng nơi đất khách quê người? Hình ảnh Triệu Vân tận tụy, cần mẫn, trung thành cẩn cẩn, và đầy nhiệt huyết luôn luôn hiện hữu trong lòng người đọc. Triệu Vân sẵn sàng vì Lưu Bị mà chấp nhận oan ức, thua thiệt về mình để bảo đảm an toàn cho Lưu Bị trong quãng thời gian bị giam lỏng tại Đông Ngô.
Chặng thứ ba: Chiếm Tây Xuyên
Cứu A Đẩu một lần nữa
Chiếm Tây Xuyên làm căn cứ hậu phương lập nên nhà Thục Hán .Giống như chặng một, chiến công oanh liệt của Triệu Tử Long trong chặng này là “chặng sông giằng lại A Đẩu”. Trên đường đi tuần về, nghe tin Tôn phu nhân dẫn A Đẩu đi, ông liền tức tốc đuổi theo, tìm cách nhảy lên thuyền, cố gắng gạt giáo, tên của kẻ thù đang đồng loạt bắn về phía mình, “Vân lấy giáo gạt, tên bay lả tả xuống nước.
Còn cách nhau độ hơn một trượng quân Ngô phóng giáo đao loạn xạ xuống thuyền Triệu Vân. Triệu Vân bỏ giáo, rút Thanh Công kiếm chém bạt cả giáo, rồi nhảy vọt một cái sang ngay thuyền lớn”. Triệu Vân giằng A Đẩu trong tay Tôn phu nhân, trong thuyền không ai dám cản trở ông. Người đời sau có thơ khen rằng: Năm xưa cứu chúa ở Đương Dương Nay lại liều thân chặng đại giang Thuyền Ngô tướng sĩ bay hồn vía Tử Long anh hùng tiếng đồn vang
Triệu Vân cứu Hoàng Trung
Trong chặng này, ắt hẳn ai trong chúng ta vẫn không thể quên được công lao của Tử Long khi liều mình cứu Hoàng Trung. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung có viết: “thấy Trương Cáp, Từ Hoảng đang vây đánh Hoàng Trung, quân sĩ đã bị bao vây, nguy cấp lắm, Vân reo lên một tiếng, múa thương tế ngựa đánh thốc vào trong vòng vây xông xáo như vào chỗ không người. Ngọn thương của Triệu Vân múa, khi lên khi xuống, lấp loáng như cánh hoa lê bay, lộn trước lộn sau tơi bời như hạt mưa tuyết tỏa. Từ Hoảng, Trương Cáp rụng rời mất vía…” Có thể nói, từ trước đến nay chưa có vị tướng nào được La Quán Trung ưu ái miêu tả cách đánh giặc đầy uy dũng nhưng không kém phần lãng mạn như vậy. Đến ngay cả Lã Bố - vị tướng được cho là bậc nhất thời tam quốc- cũng chưa có phong thái đánh giặc đầy tự tin và đẹp ngây ngất lòng người như thế.
Triệu Vân giải vây cho Trương Phi
Triệu Vân - Triệu Tử Long còn đi cùng Khổng Minh, Trương Phi vào Xuyên tiếp ứng cho Lưu Bị sau khi Bàng Thống chết, giải vậy cho Trương Phi đánh chiếm Lạc Thành.
>> Đọc thêm : Trương Phi - Một bậc đại trượng phu đúng nghĩa
Chặng thứ tư: Cứu Lưu Bị ở trận Di Lăng
Mất Kinh Châu kéo theo nhiều hệ quả đi kèm, ba anh em Lưu Quan Trương cũng vì mảnh đất Kinh Châu mà chết.
Triệu Vân cứu Lưu Bị trong vòng vây của Tạ Tốn
Chiến công lớn nhất của ông trong chặng này là cứu giá Lưu Bị sau trận Di Lăng. Nếu không có Vân kịp thời cứu chắc Lưu Bị khó mà bảo toàn tính mạng trước sự truy kích của quân Đông Ngô.
Không phải ngẫu nhiên mà tôi chọn Triệu Vân là danh xưng cho mình. Theo cá nhân tôi, Vân là người hoàn hảo nhất Tam quốc, từ trước đến nay, ông chưa bao giờ đánh thua trận nào, cũng chưa có đối thủ nào khiến ông khuất phục, dù nhiệm vụ khó khăn đến mấy ông cũng cô gắng vượt qua. Triệu Vân không nóng nảy như Trương Phi, không kiêu ngạo như Quan Vũ, ở ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tài năng và trí tuệ, giữa sức mạnh thể chất với sự kiên định của tinh thần, giữa “TÀI-HÙNG-TÂM” trong một con người.
Cùng với tấm lòng kiên trung tận nghĩa báo quốc, những đóng góp to lớn của ông vào sự hình thành và phát triển của Thục Hán luôn được ngời đời đề cao và ca ngợi, ông cũng là nhân vật được yêu thích nhất Tam quốc.
>> Lưu Bị đánh Đông Ngô và thất bại tại Di Lăng
Chiến công hiển hách nhất của Triệu Vân
Trong quá trình hình thành và phát triển của Thục Hán, Triệu Vân đóng góp rất nhiều công lao, lập được nhiều chiến công hiển hách. Nhưng trong số đó, chiến công mà tôi cho là hiển hách nhất của ông đó là: Chiến công cứu chúa ở Đương Dương, Trường Bản. Tại sao ư? Vì chiến công này về tầm quy mô và ý nghĩa hơn hẳn những chiến công còn lại. Nó là chiến công khó thực hiện nhất, gây ảnh hưởng to lớn nhất, đồng thời làm nên tên tuổi của Tử Long.
Thứ nhất, chiến công này quả là khó thực hiện. Một mình Triệu Tử Long xông pha vào đám quân trăm vạn như vào chốn không người. Đối với một vị tướng bình thường, việc bị giặc vây tứ phía đã quá khốn đốn rồi, huống chi Triệu Tử Long lại một mình lọt thỏm trong đám quân đông như kiến cỏ của Tào Tháo. Nếu là người khác, việc đầu tiên họ nghĩ đến khi rơi vào tình huống này là tìm kế tháo thân, đánh thốc về một hướng nhằm tìm cửa sinh trong hang vạn cửa tử, nhưng Triệu Tử Long thì lại khác, vừa gạt giáo, gạt kiếm của giặc, vừa dáo dác tìm A Đẩu, khi tìm được rồi thì “cởi dây lưng thắt áo giáp ra, bỏ miếng hộ tâm kính xuống, đem A Đẩu buộc vững vào lòng”. Long đánh giặc cốt sao cho không cho gươm kiếm kẻ thù động đến A Đẩu, đó mới thực là cái khó nhất trong hàng vạn cái khó, cái giỏi nhất trong hàng vạn cái giỏi hay khái quát hơn là chiến công hiển hách nhất trong nhiều chiến công hiển hách mà ông từng lập được.
Thứ hai, đây là chiến công gây ảnh hưởng to nhất và làm nên tên tuổi của Triệu Tử Long. Đối với người nhà binh, chỉ cần nghe danh “anh hùng trận Đương Dương khi xưa” là đã rụng rời mất vía, nhiều kẻ nguyện vứt giáo xin hàng. Đối với người không phải nhà binh, Triệu Tử Long là một viên tướng dũng mãnh, oai phong, khắp thiên hạ không ai là không biết. Ngô Quốc Thái là một ví dụ điển hình. Khi Huyền Đức ra mắt Quốc thái. Bà có hỏi vị tướng theo sau ông có phải “Tướng cứu được A Đẩu trong trận Đương Dương Trường Bản đó không?”. Khi Huyền Đức bẩm “phải” thì bà mới thốt lên rằng: “Thế mới thực là tướng quân”. Còn đối với hậu thế sau này, nhắc đến Triệu Tử Long, người ta thường nghĩ ngay đến bài thơ:
Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng Xưa nay cứu chúa xông trăm trận Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long
Có thể nói Ngũ hổ tướng là linh hồn của thục hán, khi so sánh mỗi vị trong Ngũ Hổ Tướng đại diện cho 1 yếu tố trong ngũ hành tương ứng. Nếu
- HỎA là Trương Phi -nóng như lửa
- KIM là Quan Vũ -hào quang của kim loại tỏa sáng chói lọi cũng như con người của ông, luôn hơn hẳn người khác, luôn là tâm điểm
- MỘC là Hoàng Trung -Vững vàng, kiên định, dày dặn kinh nghiệm như một cây đại thụ
- THỦY là Mã Siêu -Mềm mại, uyển chuyển, nhưng cũng đầy mạnh mẽ
- THỔ là Triệu Vân
Trong trận chiến Đương Dương, ta có thể thấy Triệu Vân luôn nhẹ nhàng hiền từ như mẹ đất, nhưng lại hàm chưa một sức mạnh vô cùng mãnh liệt, là sức mạnh rất lớn của tạo hóa - sức mạnh tạo nên sự sống cho tất cả những gì được ôm trong lòng. Quả thực vậy, A Đẩu được Triệu Vân cứu mà vẫn say sưa ngủ ngon như trong vòng tay của 1 người mẹ hiền từ bao bọc đứa con trai mình. Thuộc tính Thổ có tính tương trợ và trung thành. Họ là chỗ dựa vững chắc trong cơn khủng hoảng. Không những không bị thúc ép bất cứ điều gì nhưng họ lại rất bền bỉ khi giúp người khác. Do kiên nhẫn và vững vàng, họ có một sức mạnh nội tâm. Điều này thật đúng với Triệu Tử Long.
Mỗi người sinh ra trên đời tồn tại giống như một cái chớp mắt của lịch sử. Phải làm sao cho tên tuổi mình tồn tại vĩnh cữu cùng thời gian thì mấy ai làm được… Với chiến công cứu chúa trận Đương Dương, Triệu Tử Long được cả ngàn đời sau ca tụng, tôn vinh như là biểu tượng của đức tính hi sinh, trung thành, suy nghĩ sáng suốt, thấu đáo, kiên định… Ông xứng đáng được xem là vị tướng hoàn hảo nhất thời tam quốc.
Triệu Vân - Triệu Tử Long dùng mưu kế
Có một lần Triệu Vân dùng MƯU, qua đó thể hiện rõ sức phán đoán và tính quyết đoán, đó là “Chiếm Đối Sơn, Hoàng Trung sức nhàn thắng sức mỏi. Giữ Hán Thủy Triệu Vân quân ít phá quân nhiều”. Trận này cũng tương tự như Khổng Minh dùng “không thành kế” đuổi Trong Đạt khi xưa vậy. Lúc đó quân Thục ít, Tào lại mạnh. Vân sai các tướng để sẵn cung nỏ, phục cả hai bên hào sâu ngoài trại, ngả cờ im trống.
Vân thì cởi ngựa, cầm thương 1 mình đứng ngoài cửa trại. Quân Tào vẫn khiếp chuyện Đương Dương Trường Bản khi xưa nên còn e dè, tính quay về. Lúc đó Triệu Vân cầm thương vẫy 1 cái, cung bỏ hai bên bắn ra như mưa. Vì trời tối, không biết quân thục nhiều hay ít nên Tháo quay đầu chạy trước. Phía sau quân lính hò reo ghê quá, quân tào hoảng loạn chen lấn nhau chạy đến sông Hán thủy, lăn xuống sông, chết nhiều vô số
>> [Tam Quốc] Ba điều quan trọng của đời người
———————