Hầm Thủ Thiêm với kiến trúc độc đáo, sở hữu view cao và rộng, được đông đảo người dân Sài thành cùng du khách yêu thích ghé đến. Đặc biệt, hầm còn sở hữu ẩm thực đường phố hấp dẫn, trò chơi giải trí, nghệ thuật đặc sắc.
Giới thiệu hầm Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm là một trong những công trình độc đáo, hiện đại hàng đầu tại Việt Nam. Nếu muốn đến đây tham quan, bạn đừng bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây.
Hầm Thủ Thiêm ở đâu?
Hầm Thủ Thiêm hay còn được gọi là đường hầm sông Sài Gòn, tọa lạc tại đại lộ Đông Tây, nằm ở điểm đầu Quận 1 và điểm cuối là khu đô thị mới Thủ Thiêm Quận 2. Nơi đây được khởi công xây dựng từ 31 tháng 1 năm 2005 và khánh thành vào ngày 20 tháng 11 năm 2011.
Hầm Thủ Thiêm Sài Gòn nằm dưới lòng sông, cách mặt nước khoảng 24m. Mặt khác, nơi đây còn có vị trí đắc địa kết nối Quận 1 (đường Võ Văn Kiệt) với Quận 2 (đường Mai Chí Thọ).
Kể từ khi được đưa vào hoạt động, hầm đã giảm tải giao thông, hạn chế được tình trạng tắc nghẽn, kẹt xe hiệu quả. Đồng thời, đường hầm Thủ Thiêm còn tạo nên một không gian rộng rãi, hiện đại và cực kỳ độc đáo cho bộ mặt thành phố.
Ngoài ra, hầm còn có sáu làn xe (hai chiều) bao gồm hai làn xe ô tô tối đa tốc độ 60km/h và một làn xe máy với tốc độ 40 km/h. Trải qua thời gian hoạt động hiệu quả, hầm Thủ Thiêm đã được vinh danh là hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á.
Hầm Thủ Thiêm mấy giờ mở cửa, đóng cửa?
Hầm Thủ Thiêm cấm xe máy lúc mấy giờ là điều được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, đối với xe ô tô con và ô tô khách sẽ được lưu thông, hoạt động cả ngày. Tuy nhiên, với xe mô tô và xe gắn máy thì chỉ được lưu thông từ 6:00 - 21:00.
Đặc biệt, ban quản lý hầm cũng có những quy định riêng đối với xe tải nặng, nhẹ khác nhau. Cụ thể, với ô tô có trọng tải dưới 2,5 tấn hoặc dưới 5 tấn không được phép lưu thông từ 6:00 - 8:00 và từ 16:00 - 20:00.
Ngược lại, xe tải nặng từ 2,5 tấn trở lên sẽ được lưu thông từ 24:00 - 6:00 sáng hôm sau. Những quy định này đều hỗ trợ làm giảm sự quá tải cho hầm Thủ Thiêm và điều tiết giao thông tốt hơn.
Cấu trúc và kích thước hầm Thủ Thiêm
Với tổng chiều dài khoảng 1.490m, hầm Thủ Thiêm được chia thành nhiều phân đoạn khác nhau. Trong đó, hầm dẫn đường về phía TP.HCM sẽ có chiều dài 585m, hầm dẫn về phía Thủ Thiêm có chiều dài 535m và hầm dìm 370m. Ngoài ra, về phần dìm hầm Thủ Thiêm được chia thành bốn đốt, mỗi đốt nặng khoảng 27.000 tấn và đúc riêng bởi bê tông cốt thép.
Mặt khác, hầm có kích thước mặt ngang rộng 33,3m, cao 8,9m, bề dày nắp và đáy 1,5m, bề dày vách 1m và độ dốc tối đa khoảng 4%. Để phục vụ nhu cầu cao của người dân lẫn du khách, hiện nay nóc hầm Thủ Thiêm đã được cải tạo thành công viên.
Hệ thống an toàn và hạ tầng kỹ thuật
Hầm Thủ Thiêm được bố trí hệ thống thông gió, hút ẩm, chiếu sáng, bơm nước, chống cháy nổ… để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, trong hầm còn có hệ thống camera, chuông báo động hoạt động 24/24 cùng hệ thống tự động đo độ ồn, độ ẩm, khói bụi. Những hệ thống này giúp quá trình di chuyển của người dân trở nên thuận tiện, an toàn và hạn chế được các rủi ro xảy ra.
Ngoài ra, đường hầm Thủ Thiêm còn có tới 37 lối thoát hiểm, được ngăn cách bởi cọc nhựa phản quang với khả năng chịu đựng động đất 6 độ Richter. Theo các chuyên gia, hầm Thủ Thiêm sẽ có tuổi thọ khoảng 100 năm.
Lịch sử xây dựng hầm Thủ Thiêm Thành phố Hồ Chí Minh
Có thể khẳng định rằng hầm Thủ Thiêm là một trong những công trình giao thông cực kỳ đồ sộ, tốn rất nhiều thời gian và kinh phí. Cụ thể, dự án này được xây dựng thông qua các giai đoạn như sau:
- 13/9/2007: Mẻ bê tông đầu tiên được đổ tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bởi chủ nhà thầu Obayashi (Nhật Bản).
- 7/3/2010: Đốt hầm Thủ Thiêm tại Sài Gòn đầu tiên được xây dựng và đánh dìm từ bể Nhơn Trạch về khu xây dựng hầm.
- 5/4/2010: Hoàn thành đốt hầm số hai.
- 5/5/2010: Hoàn thành đốt hầm số ba.
- 4/6/2010: Đốt hầm cuối cùng được lai dắt về Mỹ Cảnh, Thủ Thiêm, kết nối với các đốt hầm còn lại.
- 4/8/2010: Đổ mẻ bê tông trong hầm đầu tiên để làm đốt hầm số bốn.
- 5/9/2010: Hoàn tất việc đổ mẻ bê tông.
- 21/9/2010: Lễ hợp long hầm Thủ Thiêm Sài Gòn.
- 20/11/2011: Trải qua nhiều lần tu sửa và hoàn thiện, hầm chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động.
Hướng dẫn đường đi đến nóc hầm Thủ Thiêm
Vì hầm tọa lạc tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh nên bạn có thể lựa chọn nhiều tuyến đường đi khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số tuyến đường phổ biến như sau:
- Xuất phát từ Quận 1: Bạn đi đường Nguyễn Huệ sau đó rẽ sang đường Võ Văn Kiệt. Tuyến đường này thường chỉ mất khoảng 10 - 15 phút.
- Xuất phát từ Quận 9 hoặc thành phố Thủ Đức: Bạn chỉ cần đi qua tuyến đường xa lộ Hà Nội, rẽ vào ngã ba Cát Lái, đường mới Thủ Thiêm là đã bắt gặp hầm.
- Xuất phát từ Quận 2: Để nhanh chóng đến hầm Thủ Thiêm, bạn nên đi thẳng đường Mai Chí Thọ.
- Xuất phát từ Cảng Cát Lái: Di chuyển theo tuyến đường Lê Phụ Hiếu - Nguyễn Thị Định. Sau đó đi thẳng đến đường Đồng Văn Cống và rẽ sang đường Mai Chí Thọ.
Nếu không tự di chuyển bằng một trong những tuyến đường trên, bạn có thể tham khảo các tuyến xe bus có trạm dừng gần hầm Thủ Thiêm như D4, 102, 20, 31 và 34. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và thời gian, bạn nên đặt dịch vụ xe đưa đón Xanh SM.
Xanh SM là thương hiệu xe công nghệ chạy bằng điện đầu tiên tại Việt Nam. Với những ưu điểm như thân thiện môi trường, đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, chi phí phải chăng đã giúp cho Xanh SM chiếm được cảm tình của đông đảo khách hàng. Vì vậy, nếu bạn muốn đến hầm Thủ Thiêm nhanh chóng, hiệu quả và an toàn thì hãy gọi ngay số hotline 1900 2088 hoặc tải ứng dụng Xanh SM về máy.
“Càn quét” nóc hầm Thủ Thiêm có gì thú vị?
Hiện nay hầm Thủ Thiêm là một trong những địa điểm lý tưởng để hẹn hò, vui chơi, giải trí nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn khi đến tham quan hầm sông Sài Gòn.
Hoạt động vui chơi trên nóc hầm Thủ Thiêm
Nếu bạn chưa biết đi đâu chơi tại Sài Gòn thì hầm Thủ Thiêm sẽ là gợi ý hoàn hảo. Nơi đây sở hữu hàng loạt hoạt động vui chơi, giải trí sôi động như:
- Ngắm hoàng hôn: Đứng trên nóc hầm, bạn có thể tận mắt chứng kiến cảnh hoàng hôn dần dần buông xuống, mang đến một vẻ đẹp vô cùng lãng mạn và bình yên.
- Chiêm ngưỡng Sài Gòn về đêm: Khi mặt trời biến mất sau những tòa nhà cao ốc cũng là lúc Sài Gòn được thắp lên hàng ngàn ánh đèn neon lung linh, huyền ảo. Với khung cảnh này, bạn có thể tâm sự với bạn bè hay thưởng thức ẩm thực.
- Thả diều: Với không gian vô cùng rộng rãi và thoáng mát, hầm Thủ Thiêm Sài Gòn là một trong những địa điểm thả diều buổi chiều được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.
- Tổ chức picnic: Vào các dịp cuối tuần hay buổi tụ tập gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bạn có thể lựa chọn hầm Thủ Thiêm là địa điểm tổ chức ăn uống ngoài trời rộng rãi, mát mẻ.
- Trà chanh tám chuyện: Còn gì tuyệt vời bằng cuối tuần cùng bạn bè đến hầm Thủ Thiêm Sài Gòn uống trà chanh, cắn hạt dưa, trò chuyện tâm sự và chia sẻ cho nhau những niềm vui hay nỗi buồn.
Check-in sống ảo với view “triệu đô”
Hầm Thủ Thiêm về đêm được mọi ánh đèn thắp sáng, tạo ra một không gian huyền ảo và lung linh. Do đó, đây sẽ là nơi check-in cho bạn những bức hình “ngàn like”. Ngoài ra, nóc hầm còn bao quát toàn cảnh thành phố nên dù tạo dáng, căn góc như thế nào, bạn cũng sẽ sở hữu được các bức hình “để đời”.
Địa điểm hẹn hò lý tưởng
Không phải ngẫu nhiên hầm Thủ Thiêm được đông đảo bạn trẻ yêu thích lui tới đến vậy. Bởi nơi đây có các món ẩm thực ven sông, ca nhạc đường phố, không gian rộng lớn, thoáng mát. Do đó, các cặp đôi hay nhóm bạn trẻ đều lựa chọn hầm là địa điểm hẹn hò, tán gẫu hoặc vui chơi, giải trí vào những dịp tan tầm hay cuối tuần.
Công viên hầm Thủ Thiêm có gì ăn?
Không chỉ sở hữu không gian rộng lớn, view triệu đô, công viên hầm Thủ Thiêm còn biết cách “chiều lòng” các du khách với các món ăn ngon “nhức nách” như:
- Thịt xiên nướng: Thịt ở đây được tẩm ướp kỹ càng, vừa ăn và có mùi thơm lừng. Ngoài thịt xiên nướng, bạn có thể mua thêm xúc xích, nem chua… Mỗi xiên thịt nướng tại hầm chỉ có giá khoảng từ 10.000 đồng - 20.000 đồng.
- Trứng cút chiên: Đây là món ăn gây thương nhớ biết bao du khách nhờ trứng cút vàng giòn, hành thơm lừng cùng sốt béo ngậy. Chỉ cần bỏ ra 25.000 đồng là bạn đã có ngay 1 phần trứng cút chiên nóng hổi.
- Bánh tráng trộn: Đến hầm Thủ Thiêm mà không ăn bánh tráng trộn sẽ là một thiếu sót lớn. Một bịch bánh tráng có đầy đủ topping với giá chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng sẽ giúp buổi tối vui chơi của bạn trọn vẹn hơn.
- Phở cuốn bảy màu: Nổi bật với lớp vỏ bên ngoài dẻo, mềm, nhân đầy chả thịt, rau, dưa leo và trứng, đây sẽ là món ăn “lấp đầy bụng đói” cho bạn.
- Kem tươi: Sau khi đã thưởng thức các món ăn mặn, bạn có thể tráng miệng với món kem tươi mát lạnh, béo ngậy và hấp dẫn. Một ly kem tươi tại hầm Thủ Thiêm thường có giá dao động khoảng 6.000 đồng - 10.000 đồng.
Lưu ý: Giá đồ ăn tại hầm Thủ Thiêm có thể thay đổi tùy vào thời điểm. Giá trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Các địa điểm tham quan gần hầm Thủ Thiêm
Sau khi tham quan hầm Thủ Thiêm, bạn có thể kết hợp vui chơi, giải trí tại một số địa điểm nổi tiếng khác gần đó. Cụ thể như:
- Công viên bờ sông Sài Gòn: Tọa lạc tại 59 Thủ Thiêm, Quận 2, công viên bờ sông Sài Gòn chỉ cách hầm khoảng 17 phút (5km). Đây là địa điểm ngắm cảnh, check-in, đi dạo quen thuộc của người dân Sài Gòn.
- Family Garden: Bạn chỉ cần di chuyển khoảng 21 phút (8,9km) để đến Family Garden, tọa lạc tại 28 Thảo Điền, phường Thảo Điền, Quận 2. Tại đây, bạn có thể trải nghiệm làm nông dân, vui chơi tại sân bóng rộng hay khám phá ẩm thực.
- Saigon Outcast: Nếu muốn trải nghiệm các trò chơi mạnh, bạn có thể đến Saigon Outcast nằm tại 188/1 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, Quận 2. Nơi đây chỉ cách hầm Thủ Thiêm khoảng 10,3km.
FAQ - Mọi người cũng hỏi về hầm Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm là một trong những điểm đến vui chơi, giải trí thu hút được khách du lịch cả trong và ngoài nước. Để hiểu rõ hơn về hầm Thủ Thiêm sông Sài Gòn, bạn nên “bỏ túi” thêm một số thông tin sau:
Hầm Thủ Thiêm mấy giờ cấm xe máy?
Xe máy được lưu thông qua hầm Thủ Thiêm từ 6:00 - 21:00 mỗi ngày. Nếu cố ý đi xe máy qua hầm ngoài khung giờ này và bị phát hiện, bạn có thể bị cảnh sát giao thông hoặc bảo vệ giữ lại.
Hầm Thủ Thiêm có chiều dài bao nhiêu km?
Hầm Thủ Thiêm Sài Gòn có chiều dài dao động khoảng 1.490m, được chia thành nhiều phần khác nhau. Đây là một công trình tốn hàng nghìn tỷ đồng với quy mô vô cùng lớn.
Hầm Thủ Thiêm ai xây?
Nơi đây được hỗ trợ đầu tư bởi quỹ ODA (viết tắt của quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức) của Nhật Bản. Đặc biệt, để hoàn thiện hầm Thủ Thiêm đã có đến 1.500 người hoạt động, làm việc hăng say trong 3.000 ngày.
Hầm Thủ Thiêm cấm xe tải bao nhiêu tấn?
Hầm cấm xe ô tô có tải trọng trên 30 tấn cùng với các loại xe kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ mooc. Ngoài ra, các loại xe tải chở hàng hóa có chiều cao hơn 4,2m hoặc chiều ngang lớn hơn 2,5m cũng bị cấm lưu thông qua hầm.
Tại sao xây hầm Thủ Thiêm mà không xây cầu?
Để đảm bảo an ninh quốc phòng cùng một số vấn đề về giao thông khác, do đó nơi đây chỉ xây dựng hầm mà không có cầu.
Hầm Thủ Thiêm với kiến trúc độc đáo, ấn tượng là địa điểm giải trí, check-in quen thuộc của người dân Sài thành. Vì vậy, nếu bạn đang lên kế hoạch tham quan, du lịch tại “thành phố không ngủ” thì đừng bỏ qua nóc hầm Thủ Thiêm. Hãy đặt Xanh SM để di chuyển nhanh chóng, tiết kiệm chi phí!
Xem thêm:
- Công viên bến Bạch Đằng: “Lá phổi xanh” bên sông Sài Gòn
- Công viên 23 Tháng 9: Điểm vui chơi lý tưởng trung tâm thành phố
- Cột cờ Thủ Ngữ: Biểu tượng lịch sử ven sông Sài Gòn