Đầu tư quốc tế đã không còn xa lạ trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Nó đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Khả năng kết nối và giao lưu với thị trường quốc tế mang lại cơ hội lớn nhưng cũng tồn tại nhiều mặt trái. Trong bài chia sẻ này, bạn cùng SAPP Academy khám phá sâu hơn nhé!
1. Đầu tư quốc tế là gì?
Đầu tư quốc tế (Foreign Investment) là việc các nhà đầu tư của một quốc gia (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) đưa vốn hoặc giá trị khác sang một quốc gia khác để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội.
Hoạt động đầu tư quốc tế thường liên quan đến việc đầu tư tiền, tài sản, công nghệ, nguồn nhân lực, hoặc các nguồn lực khác từ một quốc gia vào quốc gia khác.
Mục đích của việc đầu tư quốc tế là hướng tới phát triển hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh. Các hoạt động đầu tư quốc tế bao gồm:
- Thành lập doanh nghiệp
- Mua lại công ty
- Đầu tư vào dự án mới
- Đầu tư vào thị trường tài chính - chứng khoán của quốc gia đó.
- …
Đầu tư quốc tế có thể mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên, cũng như góp phần vào sự hợp tác và phát triển quốc tế. Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp 3 loại hình đầu tư Quốc tế như sau:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI): Đây là hình thức đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài, phía thu hút và nhận được đầu tư có thể là doanh nghiệp từ một quốc gia khác.
- Đầu tư chứng khoán nước ngoài (Foreign Portfolio Investment - FPI): Nhà đầu tư mua chứng khoán từ công ty, tổ chức nằm ở nước khác với mức kiểm soát nhất định để thu lợi nhuận.
- Official development assistance (Hỗ trợ Phát triển Chính thức): Đây thường là các khoán cho vay không lãi suất, hoặc có lãi suất rất thấp. Vốn ODA vẫn thường được coi là viện trợ từ các nước lớn tới chính phủ của các quốc gia đang hoặc kém phát triển.
Xem thêm: Vốn FDI là gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI
2. Tính chất của đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế là một hoạt động đa chiều và phức tạp, được đặc trưng bởi một số tính chất quan trọng. Dưới đây là một số điểm chia sẻ và phân tích về các tính chất nổi bật của đầu tư quốc tế:
- Đầu tư quốc tế mang tính chất toàn cầu, vượt ra khỏi giới hạn lãnh thổ của một quốc gia cụ thể.
- Mục tiêu chính của đầu tư quốc tế thường là thu lợi nhuận hoặc tối ưu hóa lợi ích tài chính dựa vào đặc điểm kinh tế, tiềm năng và rủi ro của quốc gia nhận đầu tư.
- Đi kèm với việc chuyển giao công nghệ và kiến thức từ quốc gia này sang quốc gia khác, giúp cải thiện sự phát triển kỹ thuật và sản xuất tại một quốc gia. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra câu hỏi về sự bảo vệ trí tuệ và quyền sở hữu công nghệ.
- Đầu tư quốc tế thường phải đối mặt với biến đổi trong môi trường kinh doanh và chính trị của cả hai quốc gia liên quan.
- Tuân theo luật pháp và quy định của cả hai quốc gia liên quan, bao gồm các quy định về thuế, hải quan, quyền sở hữu trí tuệ…
Tóm lại, đầu tư quốc tế đòi hỏi nhà đầu tư sự am hiểu sâu rộng về kinh tế toàn cầu, chính trị, và xã hội, cũng như khả năng đánh giá rủi ro và quản lý chúng một cách thông minh.
3. Tác động của đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế tác động đến cả hai quốc gia liên quan, mang theo cả tác động tích cực và tiêu cực, và gây ra nhiều hiệu ứng đa chiều:
- Tạo việc làm: Đầu tư quốc tế thường tạo ra cơ hội việc làm mới cho các quốc gia, giúp giảm thất nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động.
- Chuyển giao công nghệ: Hoạt động đầu tư quốc tế thường kèm theo việc chuyển giao công nghệ và kiến thức, cải thiện khả năng sản xuất và cuộc sống.
- Đóng góp cho ngân sách: Đầu tư quốc tế tạo nguồn thuế và thuế nhập khẩu, đóng góp cho ngân sách quốc gia và thúc đẩy sự đa dạng hóa kinh tế.
- Tác động xã hội: Cải thiện điều kiện sống và tiêu chuẩn về sức khỏe và giáo dục, nhưng đặt ra thách thức về quyền lao động và bảo vệ xã hội.
Tuy nhiên, khi nhận vốn đầu tư từ nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn và không cân bằng. Chưa kể tới:
- Làm suy yếu chủ quyền quốc gia: Tại một số quốc gia kém phát triển, quyền lực của các Công ty đa quốc gia (MNC) quá lớn, khiến họ có tác động tới cả chủ quyền và các quyết định quốc gia hệ trọng.
- Gây bất bình đẳng thu nhập: Nhân sự làm việc tại các MNC, đặc biệt là nhân sự tới từ quốc gia khởi phát của các công ty đa quốc gia này sẽ được trả lương cao hơn so với mức lương trung bình tại đất nước đó. Từ đó dẫn tới bất bình đẳng thu nhập.
- Ô nhiễm môi trường: Nhiều MNC lựa chọn các quốc gia có quy định về môi trường nới lỏng hơn và chưa có chế tài xử phạm thật sự nghiêm ngặt để né tránh các trách nhiệm về môi trường. Điều này đã tạo thêm gánh nặng cho tình trạng ô nhiễm tại địa phương.
Xem thêm: Danh mục đầu tư là gì? Làm thế nào để đa dạng hóa danh mục đầu tư?
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về đầu tư quốc tế. Hoạt động đầu tư quốc tế tạo nên nhiều yếu tố quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Việc hiểu và áp dụng các khái niệm đầu tư quốc tế là rất quan trọng đối với các chuyên gia tài chính và quản lý đầu tư, đặc biệt trong một thị trường tài chính ngày càng toàn cầu hóa.
Chương trình CFA cung cấp nền tảng vững chắc về các kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện và quản lý các khoản đầu tư quốc tế một cách hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một “người đồng hành” trên hành trình chinh phục thành công CFA để có được định hướng học tập và luyện thi CFA phù hợp nhất, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP.
SAPP thiết kế giải pháp chinh phục CFA toàn diện, tối ưu “trọn gói - tiết kiệm - cá nhân hóa”, thiết kế theo khung năng lực của từng cá nhân ngay cả người trái ngành.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!