Content Editor là gì? Nhiệm vụ và trách nhiệm của vị trí này như thế nào? Hãy cùng Ngáo Content tìm hiểu về Content Editor trong bài viết này
Content Editor là gì?
Content Editor là một vị trí liên quan đến việc sản xuất, chỉnh sửa và xuất bản nội dung trên các nền tảng khác nhau. Content Editor có thể làm việc với các loại nội dung như văn bản, video, hình ảnh, âm thanh, … và thường được nhắc đến nhiều nhất với vị trí biên tập nội dung bằng text/văn bản.
Kỹ năng cần có của Content Editor là gì?
Giao tiếp bằng văn bản, lời nói:
Content Editor cần có khả năng giao tiếp rõ ràng, thuyết phục với độc giả, khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên. Ngoài ra nội dung sau khi được Content editor chỉnh sửa cần phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng.
Sử dụng thành thạo các hệ thống quản trị nội dung:
Content Editor cần biết cách sử dụng các công cụ và phần mềm để tạo, chỉnh sửa, xuất bản và quản lý nội dung trên các nền tảng khác nhau.
Kỹ năng nghiên cứu, phân tích:
Content Editor cần có khả năng tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, biết cách phân tích dữ liệu, xu hướng và hiệu quả của nội dung để đánh giá và cải thiện chất lượng và hiệu suất của nội dung.
Khả năng sáng tạo tốt:
Khả năng tạo ra những ý tưởng mới, độc đáo và phù hợp với mục tiêu và đối tượng của nội dung. Bởi vậy, Content Editor cần rèn luyện, trau dồi để kích thích và phát huy sự sáng tạo của mình tốt nhất.
Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm:
Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và tốt nhất, Content Editor cần làm việc hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm dự án hoặc tổ chức khác. Họ biết cách giao tiếp, phối hợp, nhận xét và đưa ra phản hồi cho các đồng nghiệp.
Kỹ năng quản lý thời gian, định hướng:
Ví dụ như lập kế hoạch, ưu tiên và hoàn thành các công việc theo thời hạn và yêu cầu. Content Editor cần biết cách tự quản lý bản thân, tự học hỏi và tự phát triển kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm phù hợp công việc.
Mức thu nhập của Content Editor
Theo WORLD SALARIES, Content Editor ở Việt Nam có thể kiếm được khoảng 178.800.000 đồng/năm, hay 14.900.066 đồng/tháng, nếu tính theo mức trung bình. Tuy nhiên, mức thu nhập này có thể dao động từ 82.198.7000 đồng/năm (6.849.891 đồng/tháng) cho những người có thu nhập thấp nhất, đến 284.398.600 đồng/năm (23.699.883 đồng/tháng) cho những người có thu nhập cao nhất.
Mức thu nhập này đã bao gồm các khoản chi phí phúc lợi khác và cũng sẽ thay đổi dựa trên các khía cạnh khác nhau như kinh nghiệm, kỹ năng, vị trí,… mà bạn làm việc. Cụ thể tham khảo theo thống kê trên như sau:
- Có 25% Content Editor có thu nhập ít hơn 123.599.800 đồng/năm, hay 10.299.983 đồng/tháng, và có 75% Content Editor có thu nhập dưới 257.999.600 đồng/năm, hay 21.499.967 đồng/tháng.
- Mức lương theo kinh nghiệm làm việc
Từ 0 - 2 năm là 93.239.900 đồng/năm (7.769.991 đồng/tháng)
Từ 2 - 5 năm là 124.799.100 đồng/năm (10.399.925 đồng/tháng)
Từ 5 - 10 năm là 183.600.500 đồng/năm (15.300.041 đồng/tháng)
Từ 10 - 15 năm là 224.398.200 đồng/năm (18.699.850 đồng/tháng)
Từ 15 - 20 năm là 244.798.100 đồng/năm (20.366.516 đồng/tháng) và trên 20 năm là 265.200.200 đồng/năm (22.100.016 đồng/tháng).
- Mức tăng lương trung bình tại Việt Nam của Content Editor theo thống kê của World Salaries là khoảng 11% sau mỗi 18 tháng, hay khoảng 7% hàng năm.
Nhiệm vụ và trách nhiệm của Content Editor là gì?
Thông thường, Content Editor chịu trách nhiệm sản xuất nội dung là chính. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào từng giai đoạn và chiến lược của dự án, bạn có thể tham khảo nhiệm vụ cụ thể theo từng thời kỳ dưới đây:
Trước khi thực hiện chiến dịch/dự án:
- Nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu mà mình sẽ làm nội dung, bao gồm nhận diện được ưu điểm, khách hàng mục tiêu, đối thủ và vấn đề của doanh nghiệp.
- Thu thập và phân tích các dữ liệu về khách hàng tiềm năng của sản phẩm, bằng cách giao tiếp với khách hàng, sử dụng các số liệu có sẵn và tổng hợp các thông tin quan trọng.
- Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất nội dung, như từ khóa, hình ảnh, video,…
- Đưa ra kế hoạch, chiến lược và lộ trình cho việc sản xuất nội dung, bao gồm xác định mục tiêu, nguồn thông tin, phương tiện truyền thông, kênh phát hành và tiêu chí đánh giá
Trong quá trình thực hiện dự án/chiến dịch:
- Lên ý tưởng và viết nội dung cho các bài viết liên quan đến dự án/chiến dịch theo từ khóa được giao.
- Kiểm tra và chỉnh sửa nội dung để đảm bảo không có lỗi chính tả, ngữ pháp và thông tin.
- Sáng tạo và hoàn thiện nội dung cho các kênh truyền thông như website, mạng xã hội,… theo phân công.
- Liên hệ và hợp tác với các bộ phận hoặc vị trí khác để đảm bảo nội dung được đăng tải kịp thời và hiệu quả.
- Đo lường và theo dõi hiệu quả của nội dung qua các chỉ số như lượt xem, lượt chia sẻ, lượt bình luận, tỷ lệ nhấp,… và đề xuất các cải tiến hoặc tối ưu hóa nếu cần.
- Phân công và kiểm duyệt nội dung của các cộng tác viên (trong trường hợp Content Editor làm việc tại Công ty Agency).
Một số nhiệm vụ khác
Ngoài những nhiệm vụ chính đã nêu trên, Content Editor cũng có thể được yêu cầu làm thêm một số công việc khác tùy theo công ty, như:
- Đào tạo chuyên môn và quy trình cho nhân viên mới hoặc cộng tác viên khi họ bắt đầu làm việc. Việc đào tạo này sẽ giúp họ nắm được các kỹ năng, thông tin công việc tại vị trí ở công ty đó
- Thực hiện các thủ tục hoặc giấy tờ liên quan đến việc thanh toán cho cộng tác viên theo thời gian quy định.
- Lập báo cáo về công việc theo ngày, tuần, tháng,… để theo dõi tiến độ và kết quả của dự án/chiến dịch.
- Hợp tác và giao tiếp tốt với các thành viên trong nhóm làm việc hoặc các phòng ban liên quan khác
Lộ trình thăng tiến của Content Editor là gì?
Nếu bạn làm Content Editor, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong ngành. Tuy nhiên, lộ trình thăng tiến cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như doanh nghiệp, kinh nghiệm, xu hướng phát triển,… Dưới đây là lộ trình thăng tiến bạn có thể tham khảo:
Biên tập viên:
ở vị trí này sẽ có cấp bậc khác nhau tùy vào kinh nghiệm làm việc, cụ thể như sau:
Đối với Intern Content Editor:
- Soạn thảo nội dung cho các bài viết, bài phát biểu, tài liệu marketing,… theo từ khóa, dàn ý hoặc yêu cầu được giao.
- Chỉnh sửa nội dung để đảm bảo không có lỗi chính tả, ngữ pháp và thông tin. Sửa đổi cấu trúc, ngôn ngữ và hình ảnh để nội dung dễ hiểu và truyền tải thông điệp rõ ràng.
- Xuất bản nội dung lên các nền tảng khác nhau, như website, blog, mạng xã hội,… theo lịch trình và kênh phát hành được xác định.
- Tạo ra nội dung chất lượng và tuân theo các nguyên tắc giao tiếp và phong cách thương hiệu của công ty hoặc khách hàng.
Đối với Senior Content Editor
- Làm việc với các bộ phận khác như thiết kế, marketing, bán hàng,… để đảm bảo nội dung phù hợp với chiến lược kinh doanh và mục tiêu của dự án/chiến dịch.
- Đảm nhận các dự án, đưa ra ý tưởng chiến lược nội dung cho các sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch,… của công ty hoặc khách hàng.
- Lãnh đạo các dự án nội dung, hỗ trợ và đào tạo các Content Editor mới. Phân công công việc, giám sát tiến độ và chất lượng của các nội dung được sản xuất.
- Phối hợp với các quản lý hoặc giám đốc để báo cáo tiến độ và kết quả của các dự án nội dung. Đề xuất các cải tiến hoặc tối ưu hóa nếu cần.
Nhân viên SEO
Nhân viên SEO là người chuyên về việc làm cho trang web của mình có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm với các nền tảng tìm kiếm khác. Để làm được điều này, một nhân viên SEO phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu và nghiên cứu về các từ khóa liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của trang web. Các từ khóa là những từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm khi muốn tìm kiếm thông tin về một sản phẩm, dịch vụ, chủ đề nào đó.
Một nhân viên SEO phải biết được những từ khóa nào có nhu cầu cao, ít cạnh tranh và phù hợp với trang web của mình.
- Tối ưu hóa On-page, tức là tối ưu hóa các yếu tố trên trang web để có thể thu hút và giữ chân người dùng.
- Xây dựng liên kết từ các trang web khác về trang web của mình để tăng uy tín và sự nhận dạng.
- Theo dõi hiệu suất trang web bằng các công cụ phân tích như Google Analytics, Google Search Console,… theo dõi các chỉ số quan trọng như lượt truy cập, tỷ lệ thoát, tỷ lệ chuyển đổi,… và đánh giá hiệu quả của các hoạt động SEO.
- Theo dõi các thay đổi trong thuật toán của các công cụ tìm kiếm và cập nhật các chiến lược SEO theo xu hướng mới. Các công cụ tìm kiếm thường xuyên thay đổi thuật toán của mình để cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác và hữu ích hơn cho người dùng. Một nhân viên SEO phải luôn nắm bắt được những thay đổi này và điều chỉnh các hoạt động SEO của mình để không bị tụt hậu.
Mức lương trung bình bạn có thể tham khảo: Từ 10.000.000 - 25.000.000 triệu đồng/tháng.
Quản lý nhóm biên tập viên
Ở vai trò này, bạn sẽ có các nhiệm vụ như:
- Lập kế hoạch và phân phối công việc cho các Content Editor khác theo các dự án nội dung của tổ chức hoặc công ty. Bạn sẽ xác định mục tiêu, ngân sách, thời gian và kênh phát hành cho các dự án nội dung.
- Cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho các thành viên trong nhóm. Bạn sẽ giải quyết các vấn đề, thắc mắc, khó khăn của các Content Editor trong quá trình làm việc. Bạn sẽ đưa ra những gợi ý, phản hồi và khuyến khích cho các Content Editor để cải thiện kỹ năng và năng suất của họ.
- Kiểm tra và đảm bảo chất lượng của nội dung sản xuất bởi nhóm. Bạn sẽ theo dõi và đánh giá hiệu quả của nội dung qua các chỉ số như lượt xem, lượt chia sẻ, tỷ lệ chuyển đổi,…
- Hỗ trợ phát triển và nâng cao kỹ năng của các thành viên trong nhóm. Tổ chức các buổi đào tạo, hội thảo, workshop,… để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất về ngành nghề, công nghệ và xu hướng nội dung.
- Hợp tác với các bộ phận khác để đảm bảo rằng nội dung được tích hợp một cách hài hòa vào toàn bộ chiến dịch truyền thông
Mức lương trung bình bạn có thể tham khảo: Từ 15.000.000 - 25.000.000 triệu đồng/tháng.
Quản lý dự án
Đây là vị trí có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của dự án cụ thể để đảm bảo rằng dự án được thực hiện thành công, đúng hạn, trong ngân sách và đạt được các kết quả mong đợi. Trong vai trò này, bạn sẽ có các nhiệm vụ như:
- Thiết lập kế hoạch tổng thể và lên lịch trình thực hiện. Bạn sẽ xác định mục tiêu, phạm vi, ngân sách, thời gian và các tài nguyên cần thiết cho dự án. Bạn sẽ lập ra các bước, giai đoạn và công việc cụ thể để hoàn thành dự án.
- Chia dự án thành các phần nhỏ hơn, công việc cụ thể và giao cho các thành viên trong nhóm dự án, bao gồm phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cho các thành viên trong nhóm dự án.
- Hướng dẫn và lãnh đạo đội ngũ dự án, đảm bảo rằng mọi người hiểu rõ mục tiêu và nhiệm vụ của họ: hỗ trợ, khuyến khích và giải quyết các vấn đề, khó khăn của các thành viên trong nhóm dự án.
- Theo dõi tiến trình thực hiện dự án, kiểm tra và theo dõi tình hình thực hiện của từng công việc, giai đoạn và toàn bộ dự án.
- Xác định và quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Bạn sẽ phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến dự án như thay đổi yêu cầu, thiếu nguồn lực, xung đột nhân sự,… và đưa ra các giải pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro nếu có.
Mức lương trung bình bạn có thể tham khảo: Từ 23.000.000 - 53.000.000 triệu đồng/tháng.
Marketing Director
Đây là một vị trí quản lý cao cấp chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ chiến lược marketing và quảng cáo của tổ chức, nhằm tạo ra sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, tương tác tích cực với khách hàng và đóng góp vào mục tiêu kinh doanh tổng thể. Trong vai trò này, bạn sẽ có các nhiệm vụ như:
- Xác định chiến lược và hướng đi chung cho toàn bộ hoạt động marketing của tổ chức. Bạn sẽ phân tích thị trường, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng và yêu cầu của tổ chức, đề ra các mục tiêu, ngân sách, kênh phát hành và tiêu chí đánh giá cho các hoạt động marketing.
- Đảm bảo rằng thương hiệu của tổ chức được xây dựng, phát triển tốt nhất
- Tạo và triển khai các chiến dịch quảng cáo để thu hút và tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Theo dõi và đánh giá hiệu suất các chiến dịch tiếp thị, xác định các chỉ số hiệu suất quan trọng và tìm cách cải thiện kết quả.
- Làm việc cùng với các bộ phận khác như sản xuất, kinh doanh, tài chính,… để đảm bảo rằng các hoạt động tiếp thị được phối hợp và hỗ trợ cho việc sản xuất, bán hàng, thu nhập,… của tổ chức.
Mức lương trung bình bạn có thể tham khảo: Từ 30.000.000 - 50.000.000 triệu đồng/tháng.
Public Relations Manager
Đây là một vị trí quản lý trong lĩnh vực truyền thông và quan hệ công chúng của một tổ chức hoặc công ty. Trong vai trò này, bạn sẽ có các nhiệm vụ như:
- Tạo và duy trì mối quan hệ với các nhà báo, biên tập viên và phương tiện truyền thông khác. Bạn sẽ liên lạc, giao tiếp và cung cấp thông tin cho các nhà báo, biên tập viên và phương tiện truyền thông khác về các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch,… của tổ chức.
- Chuẩn bị và phát hành các thông cáo báo chí của thương hiệu, đảm bảo rằng các thông cáo báo chí được viết một cách rõ ràng, chính xác và hấp dẫn.
- Phát triển và thực hiện chiến lược truyền thông tổng thể: xác định mục tiêu, ngân sách, kênh phát hành và tiêu chí đánh giá cho các hoạt động truyền thông của tổ chức. Bạn sẽ lập kế hoạch và triển khai các hoạt động truyền thông như quảng cáo, marketing, nội dung,… để tăng cường hình ảnh thương hiệu và thu hút khách hàng.
- Tổ chức và quản lý các sự kiện, buổi họp báo, triển lãm, hội thảo và các hoạt động khác để tạo cơ hội giao tiếp với các đối tượng mục tiêu, điều phối các chi tiết liên quan đến các sự kiện như địa điểm, thời gian, ngân sách,…
- Đối phó với thông tin tiêu cực hoặc tin đồn có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của tổ chức, xây dựng kế hoạch để đối phó, giảm thiểu tác động của chúng.
- Đảm bảo rằng tất cả các thông điệp, hoạt động truyền thông của tổ chức đều tuân thủ các quy định pháp luật, đạo đức ngành, tuân thủ các quy định pháp luật, đạo đức ngành liên quan đến các hoạt động truyền thông của tổ chức, giải quyết các tranh chấp hoặc khiếu nại có thể xảy ra trong quá trình truyền thông.
Mức lương trung bình bạn có thể tham khảo: Từ 30.000.000 - 41.000.000 triệu đồng/tháng.
Communications Manager
Communications Manager là người đứng đầu và điều phối các hoạt động liên quan đến việc truyền tải thông tin, quảng bá hình ảnh và tăng cường uy tín của tổ chức với các bên liên quan bên trong và bên ngoài. Các nhiệm vụ cụ thể của một Communications Manager gồm có:
- Thiết lập và triển khai chiến lược và kế hoạch truyền thông toàn diện cho tổ chức, bao gồm xác định mục tiêu, đối tượng, thông điệp, kênh truyền thông và phương pháp đánh giá hiệu quả.
- Kiểm soát chất lượng và đồng bộ hóa nội dung truyền thông trên các kênh khác nhau để đảm bảo rằng nội dung truyền thông phù hợp với thương hiệu, giá trị và tầm nhìn của tổ chức.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà báo, biên tập viên và phương tiện truyền thông khác để tăng cường khả năng tiếp cận, lan tỏa và ảnh hưởng của thông tin về tổ chức đến công chúng.
Mức lương trung bình bạn có thể tham khảo: Từ 35.000.000 - 46.000.000 triệu đồng/tháng.
Brand Director
Brand Director (Giám đốc thương hiệu) là người chịu trách nhiệm về việc quản lý và phát triển thương hiệu của một tổ chức hoặc công ty. Các nhiệm vụ cụ thể của một Brand Director gồm có:
- Xây dựng và triển khai chiến lược thương hiệu dựa trên mục tiêu kinh doanh và giá trị cốt lõi của tổ chức.
- Kiểm soát chất lượng và đồng bộ hóa các hoạt động tiếp thị, truyền thông và sản xuất liên quan đến thương hiệu để đảm bảo rằng chúng phù hợp với chiến lược thương hiệu.
- Nghiên cứu và phân tích xu hướng thị trường, hành vi và sự thay đổi của khách hàng.
- Tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ mới để tạo ra những giải pháp sáng tạo và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Định nghĩa và quản lý các yếu tố cấu trúc thương hiệu như tên, logo, slogan, màu sắc, kiểu dáng,…
Mức lương trung bình bạn có thể tham khảo: 47.500.000 triệu đồng/tháng.
Kết luận
Để trở thành một Content Editor thành công, bạn cần phải trau dồi những kỹ năng cần thiết và luôn cập nhật xu hướng thị trường. Nếu bạn có đam mê với công việc này, hãy bắt đầu học hỏi và rèn luyện ngay từ bây giờ. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Ngáo Content
Có thể bạn quan tâm tới: Tổng hợp kỹ năng viết Content cải thiện vượt bậc
Tổng hợp quy tắc viết content hay cho người mới bắt đầu
Bật mí cách viết content thời trang hay giúp shop “nổ đơn ầm ầm”