Son dưỡng là sản phẩm quen thuộc với các tín đồ chăm sóc da. Không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ, son dưỡng môi còn đem lại nhiều công dụng hữu ích. Tuy nhiên, sử dụng son dưỡng đúng cách là chìa khóa cho đôi môi luôn mềm mại, mịn màng. Hãy cùng tìm hiểu thêm cách dùng son dưỡng môi qua bài viết sau!
1Tác dụng của son dưỡng môi
Dưỡng ẩm và trị môi nứt nẻ
Sử dụng son dưỡng môi không chỉ cấp nước, dưỡng ẩm cho đôi môi của bạn mà còn giúp phục hồi độ ẩm tự nhiên và môi luôn căng mọng, mềm mại. Ngoài ra, son dưỡng môi giúp làm dịu mọi vết nứt nẻ và môi trở nên mịn màng.[2]
Sử dụng son dưỡng môi giúp cấp nước, dưỡng ẩm cho đôi môi nứt nẻ
Chống nắng
Một trong những lợi ích của việc sử dụng son dưỡng môi là tạo hàng rào bảo vệ môi khỏi tác động của tia UV, đặc biệt là tia UVB. Tiếp xúc liên tục với tia UV có thể dẫn đến tăng sắc tố trên và xung quanh môi, thậm chí có thể làm khô môi.[2]
Son dưỡng môi tạo hàng rào bảo vệ môi khỏi tác động của tia UV
Tẩy tế bào chết cho môi
Lớp tế bào chết hình thành làm cho môi xỉn màu, mất thẩm mỹ. Do đó, sử dụng các sản phẩm dưỡng môi giúp tẩy tế bào chết, đem lại đôi môi hồng hào, căng bóng.[2]
Sử dụng các sản phẩm dưỡng môi giúp tẩy tế bào chết, đem lại đôi môi hồng hào
Làm lớp son lót cho môi
Không chỉ có tác dụng cấp ẩm, son dưỡng môi còn đóng vai trò như một sản phẩm lót giúp đem lại sự mịn màng khi tô son. Bên cạnh đó, son dưỡng giúp bảo vệ môi khỏi các tổn thương từ bên ngoài.[2]
Son dưỡng môi là sản phẩm lót giúp đem lại sự mịn màng khi tô son
Mặt nạ ngủ cho môi
Khi ngủ, làn da của bạn bắt đầu quá trình thải độc tố và tái tạo làn da mới. Do đó, sử dụng son dưỡng môi vào ban đêm giúp bảo vệ các tế bào da mới, nuôi dưỡng môi mịn màng.[2]
Dùng son dưỡng môi vào ban đêm giúp bảo vệ các tế bào da mới
2Cách dùng son dưỡng môi trị môi nứt nẻ
Thoa son dưỡng môi khá đơn giản, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:
- Bước 1: Mở nắp hộp đựng và lấy một lượng nhỏ cỡ hạt đậu vào đầu ngón tay, nếu son dưỡng ở dạng thỏi bạn cần vặn lên khoảng nửa xen-ti-mét.
- Bước 2: Thoa son dưỡng dọc bên ngoài môi dưới và môi trên, sau đó bặm môi.
Tần suất khi sử dụng son dưỡng môi:
- Môi khô, thiếu ẩm: Thoa son dưỡng nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn uống, rửa mặt hoặc khi cảm thấy môi khô.
- Môi bình thường: Thoa 2-3 lần/ngày, chủ yếu vào buổi sáng, buổi tối trước khi ngủ và sau khi tẩy da chết cho môi.
- Môi nhạy cảm: Hạn chế số lần thoa son dưỡng, chỉ nên thoa khi thực sự cần thiết
Lưu ý:
- Luôn thoa son dưỡng lên môi sạch và khô.
- Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho môi từ bên trong.
- Bảo quản son dưỡng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Kiểm tra hạn sử dụng của son dưỡng trước khi dùng.
Bạn nên thoa son dưỡng 2 - 3 lần/ngày
3Lưu ý khi điều trị môi nứt nẻ
- Tẩy tế bào chết cho môi: Giúp loại bỏ những lớp da không còn dinh dưỡng và giúp son dưỡng thấm sâu hơn. Bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi hoặc bàn chải đánh răng mềm và massage theo chuyển động tròn.[3]
- Chống nắng cho môi: Để bảo vệ đôi môi khô, nứt nẻ khỏi ánh nắng mặt trời, hãy sử dụng son dưỡng môi có chứa SPF 30 trở lên có chứa ít nhất 1 trong các thành phần như oxit titan, oxit kẽm.[4]
- Dùng máy tạo độ ẩm: Uống nhiều nước có thể giúp khắc phục tình trạng môi nứt nẻ. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc dùng máy tạo độ ẩm vào mùa đông bên cạnh đường uống.[5]
- Hạn chế liếm môi: Khi liếm môi, nước bọt có thể bay hơi nhanh chóng làm môi trở nên khô hơn. Thay vì liếm môi, bạn hãy lấy son dưỡng môi và thoa một lớp mỏng.[3]
- Cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm: Bạn nên lựa chọn các sản phẩm không chứa hoạt chất gây kích ứng môi như chiết xuất tinh dầu bạc hà, bạch đàn, long não,...[4]
- Uống đủ nước: Giữ cho cơ thể đủ nước là điều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, kể cả đôi môi. Bạn cần đảm bảo uống đủ nước suốt cả ngày để giúp giữ ẩm cho môi và da từ trong ra ngoài.[3]
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá có thể gây kích ứng khiến môi khô và nứt nẻ hơn, ngoài ra còn gây nên các vấn đề như loét miệng hoặc đau nướu.[5]
Dùng máy tạo độ ẩm vào mùa đông giúp môi bớt khô
4Giải đáp các thắc mắc khi dùng son dưỡng
Có nên dùng son dưỡng mỗi ngày không?
Theo ý kiến của các chuyên gia da liễu, việc sử dụng son dưỡng quá nhiều không có lợi cho môi. Chúng có thể khiến môi ngừng sản xuất dầu tự nhiên, khiến bạn phải phụ thuộc vào sản phẩm này để giữ ẩm cho môi. Tuy nhiên, việc sử dụng một lượng nhỏ son dưỡng hàng ngày vẫn an toàn cho đôi môi của bạn.
Sử dụng một lượng nhỏ son dưỡng hàng ngày vẫn an toàn cho đôi môi của bạn
Nên chọn mua son dưỡng môi như thế nào?
Khi chọn son dưỡng môi, hãy cân nhắc các yếu tố sau:
- Mục đích sử dụng: Bạn cần son dưỡng để bảo vệ hay muốn có sự hấp dẫn? Nếu mục tiêu chính là bảo vệ, bạn chỉ nên sử dụng son dưỡng không màu, nếu có nhu cầu làm đẹp thì bạn nên dùng son có màu.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Nếu bạn phải ra ngoài nắng trong thời gian dài, hãy chọn son dưỡng môi có chỉ số SPF tốt để bảo vệ.
- Nhiều công dụng: Một số loại son dưỡng môi có khả năng chữa lành vết loét, vì vậy bạn nên chọn loại này nếu bạn bị mụn rộp.
- Thành phần an toàn: Tránh các loại son dưỡng chứa chất tổng hợp như phenol, tinh dầu bạc hà, axit salicylic và phèn vì chúng có thể làm khô môi khi sử dụng lâu dài.
- Hộp đựng: Son dưỡng môi nên được sử dụng riêng để đảm bảo vệ sinh và tránh lây nhiễm.[6]
5Lưu ý khi môi bị nứt nẻ
Dùng son dưỡng khi mới ngủ dậy
Một số người có thói quen há miệng khi ngủ, dẫn đến khô môi vào buổi sáng. Để khắc phục, bạn chỉ cần uống một ngụm nước và thoa son dưỡng trước khi ra khỏi giường.
Thoa son dưỡng khi ngủ dậy giúp khắc phục khô môi do há miệng trong khi ngủ
Dùng son dưỡng sau khi ăn uống
Sau khi ăn, đặc biệt là các món cay hoặc nóng có thể khiến bạn cảm thấy khô môi. Thoa một lớp mỏng son dưỡng sẽ giúp tăng cường độ ẩm cho môi.
Son dưỡng sẽ giúp tăng cường độ ẩm cho môi sau khi ăn
Dùng son dưỡng trước khi ngủ
Ban đêm là thời điểm lý tưởng để chăm sóc da môi. Bạn nên thoa son dưỡng trước khi đi ngủ, tránh thoa sau khi đánh răng để son không bị trôi.
Bạn nên thoa son dưỡng trước khi ngủ, tránh thoa sau khi đánh răng để son không trôi
Trên đây là những công dụng và cách dùng son dưỡng môi chuẩn giúp môi căng mọng, tránh nứt nẻ. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé.