Trang thông tin tổng hợp
    Trang thông tin tổng hợp
    • Ẩm Thực
    • Kinh Nghiệm Sống
    • Du Lịch
    • Hình Ảnh Đẹp
    • Làm Đẹp
    • Phòng Thủy
    • Xe Đẹp
    • Du Học
    Ẩm Thực Kinh Nghiệm Sống Du Lịch Hình Ảnh Đẹp Làm Đẹp Phòng Thủy Xe Đẹp Du Học
    1. Trang chủ
    2. Sức Khỏe
    Mục Lục
    • #1.Độ cận thị là gì?
    • #2.Các mức độ cận thị của mắt
      • 1. Độ cận thị nhẹ: Dưới -3.00 diop
      • 2. Độ cận thị trung bình: Từ -3.25 đến -6.00 diop
      • 3. Độ cận thị nặng: Trên -6.25 đến -10.00 diop
      • 4. Độ cận thị cực đoan: Trên -10.25 diop
    • #3.Yếu tố nguy cơ làm tăng độ cận thị ở mắt
      • 1. Di truyền
      • 2. Môi trường
      • 3. Hoạt động nhìn gần kéo dài
      • 4. Sử dụng màn hình điện tử kéo dài
    • #4.Độ cận thị có giảm được không?
    • #5.Biến chứng của cận thị
    • #6.Chẩn đoán độ cận thị và thử kính cận
    • #7.Cách giữ mắt không tăng độ cận thị
      • 1. Trẻ em và thanh thiếu niên
      • 2. Người lớn
    • #8.Cách phòng ngừa và chăm sóc độ cận thị
      • 1. Phòng tránh cận thị ở người chưa mắc bệnh
      • 2. Chăm sóc độ cận thị và hạn chế sự tiến triển

    Các mức độ cận thị của mắt: cách tính, yếu tố rủi ro và chẩn đoán

    avatar
    kangta
    13:27 08/02/2025

    Mục Lục

    • #1.Độ cận thị là gì?
    • #2.Các mức độ cận thị của mắt
      • 1. Độ cận thị nhẹ: Dưới -3.00 diop
      • 2. Độ cận thị trung bình: Từ -3.25 đến -6.00 diop
      • 3. Độ cận thị nặng: Trên -6.25 đến -10.00 diop
      • 4. Độ cận thị cực đoan: Trên -10.25 diop
    • #3.Yếu tố nguy cơ làm tăng độ cận thị ở mắt
      • 1. Di truyền
      • 2. Môi trường
      • 3. Hoạt động nhìn gần kéo dài
      • 4. Sử dụng màn hình điện tử kéo dài
    • #4.Độ cận thị có giảm được không?
    • #5.Biến chứng của cận thị
    • #6.Chẩn đoán độ cận thị và thử kính cận
    • #7.Cách giữ mắt không tăng độ cận thị
      • 1. Trẻ em và thanh thiếu niên
      • 2. Người lớn
    • #8.Cách phòng ngừa và chăm sóc độ cận thị
      • 1. Phòng tránh cận thị ở người chưa mắc bệnh
      • 2. Chăm sóc độ cận thị và hạn chế sự tiến triển

    Cận thị thường được phân loại theo mức độ, tức là công suất cận thị của mắt được đo bằng dioptre (D). Độ cận thị càng cao thường gây kéo dài trục nhãn cầu về phía sau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các mức độ cận thị, yếu tố làm tăng độ cận thị, biến chứng và biện pháp phòng ngừa.

    độ cận thị

    Độ cận thị là gì?

    Độ cận thị là chỉ số đánh giá mức độ cận thị của mắt. Các độ cận của mắt được xác định bằng cách đo công suất cận thị của mắt và tính bằng Dioptre. Độ cận thị được chia độ là âm (-) do tật cận thị được điều chỉnh bằng thấu kính phân kì (thấu kính (-)).

    Các mức độ cận thị của mắt

    Cận thị được phân loại thành bốn mức độ: nhẹ, trung bình, nặng và cực đoan [1]. Việc xác định các mức độ cận thị có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị và quản lý cận thị.

    1. Độ cận thị nhẹ: Dưới -3.00 diop

    Mức độ cận thị nhẹ là khi độ cận của mắt nằm trong khoảng từ -0.25 đến -3.00 diop. Ở mức độ này, các triệu chứng thường không quá nghiêm trọng và có thể được điều chỉnh bằng cách đeo kính gọng hoặc sử dụng kính áp tròng.

    >> Đọc thêm về tình trạng độ cận nhẹ:

    • Cận 1 độ có nên đeo kính?
    • Cận 0.75 độ có nên đeo kính?

    Một số triệu chứng phổ biến của độ cận thị nhẹ bao gồm:

    • Khó nhìn rõ các vật ở xa trong khi nhìn gần bình thường.
    • Phải nheo mắt để nhìn xa rõ hơn
    • Đau đầu hoặc mỏi mắt khi nhìn vật ở gần trong thời gian dài

    Ở mức độ này, việc đeo kính gọng hoặc sử dụng kính áp tròng là cần thiết để cải thiện khả năng nhìn rõ và giảm bớt các triệu chứng. Có thể phẫu thuật cận bằng các phương pháp như Lasik, Femto Lasik, Smile… sau 18 tuổi và độ cận ổn định.

    >> Tìm hiểu thêm về các: Dấu hiệu của cận thị nhẹ

    2. Độ cận thị trung bình: Từ -3.25 đến -6.00 diop

    Mức độ cận thị trung bình nằm trong khoảng từ -3.25 đến dưới -6.00 diop. Ở mức độ này, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

    Một số triệu chứng phổ biến của độ cận thị trung bình bao gồm:

    • Khó nhìn rõ các vật ở xa, thậm chí cả khi nheo mắt
    • Nhìn gần rõ nhưng phải nhìn ở khoảng cách gần hơn
    • Đau đầu, mỏi mắt sau khi nhìn vật ở gần trong thời gian dài
    • Khó tập trung vào công việc hoặc học tập do khó nhìn xa

    Ở mức độ này, việc đeo kính gọng hoặc sử dụng kính áp tròng là cần thiết để cải thiện khả năng nhìn rõ và giảm bớt các triệu chứng. Có thể phẫu thuật cận bằng các phương pháp như Lasik, Femto Lasik, Smile… sau 18 tuổi và độ cận ổn định.

    3. Độ cận thị nặng: Trên -6.25 đến -10.00 diop

    Mức độ cận thị nặng là khi độ cận của mắt vượt quá -6.00 diop. Ở mức độ này, các triệu chứng thường rất nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

    Một số triệu chứng phổ biến của độ cận thị nặng bao gồm:

    • Không thể nhìn rõ các vật ở xa, thậm chí khi đeo kính gọng hoặc kính áp tròng
    • Nếu không đeo kính thì muốn nhìn rõ vật ở gần cũng cần phải đưa đến sát mắt
    • Đau đầu, mỏi mắt sau khi nhìn vật ở gần trong thời gian ngắn
    • Khó tập trung vào công việc hoặc học tập do khó nhìn xa
    • Nguy cơ cao bị các biến chứng như thoái hóa võng mạc chu biên, thoái hóa hoàng điểm, tân mạch võng mạc, glocom, đục thể thủy tinh…

    Ở mức độ này, việc đeo kính gọng hoặc sử dụng kính áp tròng có thể không cải thiện tối đa tình trạng thị lực. Phẫu thuật mắt như phẫu thuật Femto Lasik, Smile hoặc phẫu thuật đặt kính nội nhãn có thể được cân nhắc để điều trị độ cận thị nặng.

    4. Độ cận thị cực đoan: Trên -10.25 diop

    Ở một số trường hợp, độ cận thị có thể vượt quá -10 diop. Nguyên nhân thường là do bẩm sinh, hoặc gặp các vấn đề nghiêm trọng về mắt (bệnh, chấn thương).

    >> Tham khảo thêm: Cận nặng nhất là bao nhiêu độ?

    tính độ cận thị bằng dioptre
    Độ cận thị được tình bằng Dioptre.

    Yếu tố nguy cơ làm tăng độ cận thị ở mắt

    Có nhiều yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc cận thị hoặc làm tăng độ cận thị ở mắt. Việc hiểu rõ những yếu tố này giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa và quản lý tốt hơn tình trạng cận thị.

    1. Di truyền

    Cận thị có xu hướng di truyền trong gia đình, một số gen di truyền cận thị đã được phát hiện trên nhiễm sắc thể, người mang gen di truyền cận thị có nguy cơ mắc cận thị gấp 40 lần so với người không mang gen di truyền

    2. Môi trường

    Môi trường sống và làm việc cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt. Sử dụng ánh sáng yếu, làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, hoặc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình điện tử có thể làm mỏi mắt và góp phần vào việc tăng độ cận thị.

    3. Hoạt động nhìn gần kéo dài

    Việc tập trung vào công việc hoặc hoạt động nhìn gần trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi đủ cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng độ cận thị. Mắt phải điều tiết quá mức để tập trung vào các vật thể gần, dẫn đến căng thẳng và mỏi mắt.

    4. Sử dụng màn hình điện tử kéo dài

    Sử dụng màn hình điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, hoặc máy tính để làm việc trong thời gian dài cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng độ cận thị. Ánh sáng xanh từ màn hình có thể gây hại cho võng mạc và làm suy giảm khả năng nhìn rõ của mắt.

    Việc nhận biết và giảm thiểu những yếu tố nguy cơ này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe mắt và hạn chế sự gia tăng độ cận thị.

    để mắt nghỉ ngơi sau 20p
    Hãy để mắt nghỉ ngơi, rời khỏi máy tính hoặc công việc nhìn gần khác cứ sau 20 phút 1 lần.

    Độ cận thị có giảm được không?

    Ở trẻ em, độ cận có xu hướng gia tăng, để cải thiện thị lực cần phải được chỉnh kính cận bằng kính gọng hoặc kính áp tròng. Ngoài ra việc quản lý và kiểm soát cận thị ở trẻ em là rất quan trọng để kìm hãm sự tăng độ cận, phòng các biến chứng của cận thị nặng.

    Ở người lớn, độ cận có xu hướng ổn định, tuy nhiên có một số người độ cận vẫn tăng với tốc độ chậm. Để điều trị cận thị, ngoài việc đeo kính gọng hoặc kính áp tròng, ngoài 18 tuổi khi độ cận ổn định có thể phẫu thuật mắt nhằm triệt tiêu hết các độ cận của mắt và cải thiện khả năng nhìn xa.

    Biến chứng của cận thị

    Nếu không được chăm sóc và quản lý đúng cách, các mức độ của cận thị càng tăng sẽ dẫn đến cận thị nặng, có thể gây ra các biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một số biến chứng phổ biến của cận thị bao gồm:

    • Tăng nhãn áp: Độ cận thị cao có thể làm tăng áp lực trong mắt, gây ra tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và suy giảm thị lực.
    • Tổn thương võng mạc: Cận thị nặng kéo dài có thể gây ra tổn thương võng mạc, ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ và dẫn đến các vấn đề về thị lực.
    • Khó khăn trong học tập và công việc: Độ cận thị nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và học tập, gây ra khó khăn trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
    • Mỏi mắt: Cận thị nếu không điều trị sẽ gây ra mỏi mắt và thị lực càng ngày càng kém

    Việc chăm sóc và quản lý đúng cách độ cận thị là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn và duy trì sức khỏe mắt.

    Chẩn đoán độ cận thị và thử kính cận

    Người bệnh sẽ được soi đáy mắt kiểm tra tình trạng võng mạc, đo các chỉ số sinh trắc nhãn cầu như: khúc xạ giác mạc, chiều dài trục nhãn cầu… giúp bác sĩ theo dõi, tiên lượng tình trạng cận thị cho người bệnh.

    Đối với những trường hợp cận thị nặng và có nhu cầu khám mắt chuyên sâu để can thiệp bằng phương pháp mổ cận thị sẽ trải qua 8 bước khám chuyên sâu sau:

    • Bước 1: Khám khúc xạ thử thị lực
    • Bước 2: Chụp bản đồ giác mạc
    • Bước 3: Đo độ dày giác mạc
    • Bước 4: Khảo sát độ dài trục nhãn cầu IOL Master
    • Bước 5: Chẩn đoán bệnh khô mắt
    • Bước 6: Soi bán phần sau
    • Bước 7: Soi đáy mắt
    • Bước 8: Tư vấn phẫu thuật

    Việc khám chuyên sâu trước khi mổ mắt cận thị là một bước cực kỳ quan trọng. Bạn cũng cần đến các bệnh viện có trình độ và kỹ thuật hiện đại để đảm bảo toàn bộ quá trình được hướng dẫn bới các bác sĩ có chuyên môn cao, hạn chế rủi ro trong quá trình chẩn đoán và điều trị cận thị.

    Để thử kính cận, đặc biệt với trẻ em cần tuân thủ các bước chuẩn để đảm bảo tìm ra được số kính đúng cho người bệnh, tránh cho quá số cận có thể gây ảnh hưởng đến thị lực sau này. Thông qua việc đo khúc xạ khách quan (có hoặc không tra thuốc liệt điều tiết) và thử kính chủ quan, bác sĩ sẽ kê đơn kính gọng hoặc kính áp tròng cho người bệnh.

    Cách giữ mắt không tăng độ cận thị

    Để giữ cho mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa sự gia tăng độ cận thị, có một số biện pháp chăm sóc mắt đơn giản mà bạn có thể thực hiện hàng ngày.

    1. Trẻ em và thanh thiếu niên

    • Thực hiện kiểm tra mắt định kỳ: Đưa trẻ đi kiểm tra mắt ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện sớm các vấn đề về thị lực.
    • Hạn chế thời gian sử dụng điện tử: Giới hạn thời gian trẻ dành cho việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính để giảm ánh sáng xanh gây hại cho mắt.
    • Thúc đẩy hoạt động ngoài trời: Thời gian dành ngoài trời giúp mắt thư giãn và hỗ trợ phát triển thị lực.
    vận động ngoài trời tránh thiết bị điện tử
    Thường xuyên cho trẻ vận động ngoài trời, tránh xa các thiết bị điện tử giúp kiểm soát tình trạng đôi mắt không bị cận hoặc tăng độ cận.

    2. Người lớn

    • Thực hiện nghỉ ngơi định kỳ: Nghỉ ngơi mắt sau mỗi 20-30 phút làm việc cận cảnh để giảm căng thẳng và mỏi mắt [2].
    • Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh: Sử dụng kính râm khi ra ngoài và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
    • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối: Ăn uống giàu vitamin A, C, E và khoáng chất như kẽm để bảo vệ sức khỏe mắt.

    Việc chăm sóc mắt đúng cách không chỉ giúp giữ cho độ cận thị không tăng mà còn bảo vệ sức khỏe toàn diện của mắt.

    Cách phòng ngừa và chăm sóc độ cận thị

    Cận thị ngày càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng không hề nhỏ tới chất lượng cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy việc phòng ngừa và chăm sóc độ cận thị là điều chúng ta nên chú ý để có một đôi mắt khỏe mạnh tránh biến chứng dẫn đến những bệnh về mắt nặng hơn.

    1. Phòng tránh cận thị ở người chưa mắc bệnh

    • Sử dụng không gian đủ sáng: Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết mắt, chính vì vậy môi trường làm việc và học tập nên được yêu tiền nguồn sáng phù hợp, ưu tiên nguồn sáng tự nhiên.
    • Đảm bảo tư thế và khoảng cách ngồi đúng: Nên ngồi ở tư thế thẳng lưng và giữ khoảng cách từ 60cm nếu phải làm việc với máy tính để tránh căng thẳng cho mắt.
    • Tham gia hoạt động thể chất ngoài trời: Sau một thời gian sử dụng máy tính, điện thoại hoặc làm các hoạt động yêu cầu phải tập trung ở cường độ cao thì bạn nên ưu tiên tham gia các hoạt động ngoài trời để giảm tải sự căng thẳng cho mắt cũng như tăng cường sức khỏe cho đôi mắt
    • Thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ: việc phát hiện các bất thường ở mắt điều trị các vấn đề về tật khúc xạ nói riêng là phương pháp hữu ích để duy trì đôi mắt khỏe mạnh.

    2. Chăm sóc độ cận thị và hạn chế sự tiến triển

    • Sử dụng kính đúng độ: sẽ làm giảm căng thẳng và hạn chế sự điều tiết quá mức của mắt.
    • Bỏ thói quen xấu: Thức khuya, sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian quá dài, làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tăng độ cận thị của mắt.
    • Bổ sung dưỡng chất cho mắt: Vitamin A-C-E, kẽm, DHA, axit béo, omega 3… có nhiều trong rau, củ, quả, cá hồi, thịt bò… là những dưỡng chất tốt cho mắt đặc biệt là những người cận thị.
    • Sử dụng nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt: Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt để làm khô và mỏi mắt.

    Trong bối cảnh hiện nay, khi công nghệ phát triển và áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, việc chăm sóc sức khỏe mắt trở nên cực kỳ quan trọng. Cận thị là một tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được quản lý đúng cách.

    Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

    Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });

    Cận thị là không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày mà nếu để lâu có thể biến chứng dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng về mắt. Bằng cách nhận biết các mức độ cận thị của mắt hãy áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp và chăm sóc độ cận thị để duy trì sức khỏe đôi mắt tốt.

    0 Thích
    Chia sẻ
    • Chia sẻ Facebook
    • Chia sẻ Twitter
    • Chia sẻ Zalo
    • Chia sẻ Pinterest
    In
    • Điều khoản sử dụng
    • Chính sách bảo mật
    • Cookies
    • RSS
    • Điều khoản sử dụng
    • Chính sách bảo mật
    • Cookies
    • RSS

    Trang thông tin tổng hợp

    Website là blog chia sẻ vui về đời sống ở nhiều chủ đề khác nhau giúp cho mọi người dễ dàng cập nhật kiến thức. Đặc biệt có tiêu điểm quan trọng cho các bạn trẻ hiện nay.

    © 2025 - vinaenter

    Kết nối với vinaenter

    vntre
    vntre
    vntre
    vntre
    vntre
    thời tiết hôm nay https://shbet.sh/ Hi88 M88 trang chủ HB88 SHBET
    Trang thông tin tổng hợp
    • Trang chủ
    • Ẩm Thực
    • Kinh Nghiệm Sống
    • Du Lịch
    • Hình Ảnh Đẹp
    • Làm Đẹp
    • Phòng Thủy
    • Xe Đẹp
    • Du Học
    Đăng ký / Đăng nhập
    Quên mật khẩu?
    Chưa có tài khoản? Đăng ký