Vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm, các gia đình thường bày mâm cúng để bày tỏ lòng biết ơn đối với Trời Phật, tổ tiên và cầu chúng sanh sớm được siêu thoát. Việc thực hiện lễ cúng thành tâm, trang trọng có thể mang lại phước báu, bình an cho gia chủ và người thân.Cùng Sói Biển tìm hiểu ngay về cúng Rằm tháng 7 năm 2024 như thế nào là chuẩn và đầy đủ nhất nhé!
1. Rằm tháng 7 là ngày gì? Rằm tháng bảy 2024 vào ngày nào?
Rằm tháng 7 năm 2024 rơi vào Chủ Nhật ngày 18/08/2024 dương lịch. Từ lâu, cúng rằm tháng 7 đã trở thành lễ cúng quan trọng hằng năm của những gia đình theo đạo Phật, nhưng “Rằm tháng 7 là ngày gì?” thì không phải ai cũng biết.
Rằm tháng 7 được bắt nguồn từ Trung Quốc vào thời hậu Đông Hán, một Đạo giáo đã đưa ra quan niệm, tiết Trung Nguyên (kéo dài từ 1/7 - 30/7 âm lịch) là thời điểm Quỷ Môn Quan được Diêm Vương mở cửa. Ngày 1/7 là ngày mở cửa quỷ môn - đây là thời điểm mà các vong hồn có thể rời quỷ môn, tự do đi đến trần gian. Ngày 30/7 là ngày đóng cửa quỷ môn - ngày mà các vong hồn buộc phải quay về quỷ môn.
Cũng vì thế mà ngày rằm tháng 7 còn được gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, “Cúng cô hồn” bởi trong thời gian Quỷ Môn Quan mở cửa, các vong hồn chết oan, không có người thân thờ phụng sẽ được phép lên trần gian nhận sự cúng tế và bố thí của người trần. Cúng rằm tháng 7 là dịp mà nhà nhà thường bày mâm cúng với nhiều lễ vật, để thể hiện lòng thành kính với Trời Phật, biết ơn với ông bà tổ tiên và hướng hồi công đức cho những vong linh vất vưởng. Ngoài ra, đối với Phật Giáo Việt Nam, ngày rằm tháng 7 còn được lấy làm ngày lễ Vu Lan, dịp những người con báo hiếu với đấng sinh thành.
Ngày rằm tháng 7 còn được gọi là ngày cúng “Xá tội vong ân”
2. Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào tốt?
Sau khi biết được rằm tháng 7 năm nay là ngày nào, sau đây chúng ta hãy tìm hiểu xem nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào nhé!
Theo quan niệm dân gian, cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ mùng 2 đến trước 12h trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch.
Năm nay ngày cúng rằm tháng 7 đẹp nhất được xem là ngày 15 tháng 7 âm lịch, trong ngày này có thể thuận lợi cầu tài, xuất hành và đạt được nhiều may mắn.
Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, người ta thường cúng Rằm tháng 7 từ ngày mùng 2 đến trước 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch. Vì vậy, ngoài ngày Rằm, bạn cũng có thể chọn các ngày khác trong khoảng thời gian này để cúng bái.
3. Nghi lễ cúng Rằm tháng 7 đúng nhất
3.1. Nghi lễ cúng Rằm tháng 7 sẽ bao gồm 3 nghi lễ chính sẽ diễn ra lần lược, cụ thể như sau:
- Nghi lễ cúng Phật: Lễ cúng Phật thường diễn ra vào buổi sáng. Sau khi mâm cúng được bày biện đầy đủ, gia chủ thắp ba nén nhang và đọc văn khấn, sau đó chắp tay vái ba lần để tỏ lòng thành.
- Nghi lễ cúng gia tiên: Gia chủ sẽ thắp ba nén hương và đọc văn khấn mời tổ tiên thụ lộc, sau đó vái ba lần. Khi hết một tuần hương thì đọc văn khấn hóa vàng, đồ giấy để tri ân những người thân đã khuất.
- Nghi lễ cúng vong linh và chúng sinh: Trước khi cúng, gia chủ sẽ thắp hương và vái ba lần rồi đọc văn khấn, sau đó chắp tay và vái ba lần nữa. Khi hết tuần hương thì vãi gạo, muối ra sân và đốt vàng mã kèm theo lời đọc văn khấn.
3.2. Khung giờ thực hiện từng nghi lễ trong cúng rằm tháng 7:
- Cúng Phật: Cúng vào buổi sáng
- Cúng gia tiên: Cúng vào 10 - 11h.
- Cúng cô hồn: Cùng từ 17h - 19h
Mâm cỗ cúng Rằm Tháng 7 năm 2024
4. Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 gồm những đồ lễ gì?
Tùy điều kiện của mỗi gia đình, mâm cúng Rằm tháng 7 có thể giản đơn hoặc cầu kỳ, nhưng cần nhất sự thành tâm, lòng kính trọng với đấng Phật trời, tổ tiên cũng như ý niệm tốt lành với vong linh thụ lộc. Mâm cỗ nên được chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ với lễ vật phù hợp cho từng lễ cúng.
4.1. Mâm lễ chay cúng Phật Rằm tháng 7
Mâm cúng Rằm tháng 7 dành cho các vị chư Phật gồm những món chay, đảm bảo thanh tịnh và nhằm thể hiện sự kính trọng, tuân theo luật nhân quả, tránh sát sinh. Những lễ vật thường xuất hiện trên mâm cúng Phật có thể kể đến như:
- Hoa tươi có hương thơm: hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ, hoa cúc,… không dùng hoa dại, hoa tạp.
- Nhang, đèn
- Trà
- Hoa quả chín
- Giò chay
- Xôi, chè, cơm chay, nấm kho, rau xào, canh củ quả, chả chay…
Mâm lễ chay cúng Phật Rằm tháng 7
4.2. Mâm lễ cúng thần linh, gia tiên
Cỗ cúng thần linh, gia tiên dịp Rằm tháng 7 có thể gồm cơm chay hoặc mặn. Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất nhằm thể hiện sự kính trọng đối với đấng thần linh và tổ tiên đã khuất. Đồ lễ cho mâm cúng này thường có:
- Trà, rượu, trái cây, hoa tươi
- Gà luộc
- Xôi
- Bánh chưng
- Canh miến mọc
- Nem, chả
- Món xào
- Vàng tiền
Mâm lễ cúng thần linh, gia tiên
4.3. Mâm cúng Rằm tháng 7 ngoài trời cúng chúng sinh
Dịp Rằm tháng 7 không thể thiếu mâm cỗ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cô hồn, cúng thí thực. Mâm cỗ này dành cho những vong linh vất vưởng không nơi hương khói với những đồ lễ như:
- Cháo trắng nấu loãng
- Nước
- Bánh, kẹo, bỏng ngô, đường thẻ
- Hương, nến
- Trái cây
- Tiền lẻ
- Gạo, muối
- Khoai, bắp luộc
Mâm cúng Rằm tháng 7 ngoài trời cúng chúng sinh
5. Rằm tháng 7 nên cúng gì và kiêng cúng gì?
Vào Rằm tháng 7, có một số lưu ý về việc nên cúng và kiêng cúng như sau:
- Nên cúng: Hoa tươi, trà, trái cây, xôi, hương, đồ chay…
- Kiêng: Thịt mèo, chó, rắn, mắm, tỏi…
6. Một số lưu ý khi cúng Rằm Tháng 7
Để việc cúng Rằm tháng 7 diễn ra thuận lợi, tươm tất, nhằm thể hiện được sự thành kính, biết ơn của mình đối với Trời Phật, tổ tiên, gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây.
- Vào ngày Rằm tháng 7, trước khi cúng tại nhà, gia chủ nên đến chùa cúng Vu Lan.
- Thực hiện lễ cúng tại nhà theo thứ tự: cúng Phật trước, sau đó cúng thần linh, gia tiên và cuối cùng là cúng chúng sinh.
- Mâm cúng chúng sinh trong ngày Rằm tháng 7 nên đặt trước sân và ngoài cổng, lưu ý không đặt trong nhà.
Hy vọng bài viết trên đã mang lại những thông tin bổ ích xoay quanh việc cúng Rằm tháng 7 cho bạn và gia đình mình. Đừng quên ghé thăm Sói Biển - Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch sắm hoa quả, lễ vật và thành tâm dâng cúng nhé.