Bạn đang ấp ủ giấc mơ du học Nhật Bản? Vậy chắc chắn bạn không thể bỏ qua thủ tục chứng minh tài chính - yếu tố quyết định đến việc xin COE và visa du học.
Hồ sơ chứng minh tài chính bao gồm những gì? Quy định như thế nào? Và làm sao nếu bạn không đủ tài chính theo yêu cầu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu để “nắm chắc” chìa khóa mở cánh cửa du học Nhật Bản nhé!
Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có số lượng du học sinh đông đảo nhất tại Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Nepal (theo số liệu của JASSO).
Tuy nhiên, con đường du học ngày càng trở nên thách thức hơn khi Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản đã thắt chặt chính sách cấp visa cho du học sinh Việt Nam.
Nguyên nhân chính là do tình trạng làm thêm quá giờ, vi phạm pháp luật và bỏ trốn của một bộ phận du học sinh trong thời gian qua.
Trong đó, hồ sơ chứng minh tài chính du học được xem là “cửa ải” khó khăn nhất. Thống kê cho thấy, các lỗi liên quan đến chứng minh tài chính (4E, 4F, 4K, 5, 6) luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nguyên nhân khiến hồ sơ xin COE bị từ chối.
Chính vì vậy, có thể nói chứng minh tài chính là yếu tố then chốt, quyết định đến 60% thành công của hồ sơ xin COE. Một khi đã “nắm chắc” tấm vé COE, việc xin visa du học gần như chỉ còn là thủ tục hình thức với tỷ lệ đậu lên đến 99,9%.
Cách chứng minh tài chính du học Nhật Bản mới nhất
Để “lọt vào mắt xanh” của Cục Xuất nhập cảnh, hồ sơ chứng minh tài chính đi Nhật cần đảm bảo 2 yếu tố sau đây:
❖ Chứng minh khả năng chi trả: Chứng minh mình có đủ tài chính để chi trả toàn bộ chi phí du học, bao gồm học phí, sinh hoạt phí (nhà ở, ăn uống, đi lại, giải trí), vé máy bay, bảo hiểm… trong suốt thời gian học tập tại Nhật Bản.
Điều này nhằm đảm bảo bạn có thể toàn tâm toàn ý cho việc học, không bị áp lực tài chính phải bỏ học hoặc lao động trái phép.
❖ Chứng minh công việc & thu nhập ổn định: giúp Cục Xuất nhập cảnh hiểu rõ nguồn gốc tài chính, đồng thời đánh giá khả năng tiếp tục hỗ trợ tài chính của gia đình trong tương lai.
Nói cách khác, họ muốn chắc chắn rằng số tiền bạn sử dụng để du học không phải vay mượn “chữa cháy” và gia đình bạn có đủ điều kiện để lo cho bạn trong suốt quá trình học tại Nhật Bản.
Để chứng minh 2 yếu tố trên, bạn sẽ cần cung cấp các tài liệu của người bảo lãnh tài chính (thường là cha mẹ, anh chị em ruột hoặc người thân trong họ hàng), bao gồm:
1. Sổ tiết kiệm từ 500 - 700 triệu
Sổ tiết kiệm luôn được đánh giá cao bởi tính thanh khoản, dễ dàng rút ra sử dụng khi cần. Mặc dù Đại sứ quán Nhật Bản không quy định cụ thể số dư tối thiểu, nhưng bạn cần đảm bảo số tiền trong sổ đủ để chi trả học phí và sinh hoạt phí trong suốt thời gian du học.
Dựa trên kinh nghiệm hơn 16 năm trong lĩnh vực chứng minh tài chính và tư vấn du học Nhật Bản, Nguyễn Lê khuyến nghị bạn nên chuẩn bị sổ tiết kiệm như sau:
- Số dư:
- Hệ THPT: 600 triệu VND
- Hệ Nhật ngữ/Bekka: 500 triệu VND
- Hệ Senmon: 500 triệu VND
- Hệ Cao đẳng - Đại học: 700 triệu VND
- Hệ sau đại học: 500 triệu VND
- Kỳ hạn gửi: Từ 12 tháng.
- Thời gian mở sổ: Mở trước ít nhất 6 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ. Ví dụ, nộp hồ sơ vào tháng 09/2025 thì sổ cần mở từ tháng 03/2025 trở về trước. Nếu sổ tiết kiệm chưa đủ thời gian gửi, bạn có thể tham khảo dịch vụ cho thuê sổ tiết kiệm lùi ngày của Nguyễn Lê.
- Nơi mở sổ: Tại nơi đăng ký thường trú.
- Thông tin chủ sổ: Phải chính xác theo thông tin theo hồ sơ của người bảo lãnh.
Hồ sơ sổ tiết kiệm bao gồm:
- 03 bản photo sổ tiết kiệm có dấu dập treo của ngân hàng (photo trên 1 mặt giấy A4, mặt sau để trắng).
- 03 bản xác nhận số dư sổ tiết kiệm có đóng dấu ngân hàng.
Lưu ý:
- Giấy xác nhận số dư STK phải hoàn toàn bằng tiếng Việt.
- Số dư thể hiện trong giấy xác nhận phải được phân cách bằng dấu phẩy (ví dụ: 100,000).
- Xác nhận số dư chỉ in 1 mặt trên giấy A4. Nếu dài hơn 1 trang thì in thành nhiều tờ và đóng dấu giáp lai giữa các trang.