Bạn đang thắc mắc không biết nuôi Chó Đốm có tốt không? Cách chăm sóc Chó Đốm như thế nào cho hiệu quả? Bài viết này Chợ Tốt sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi về Chó Đốm này.
Chó Đốm có những đặc điểm gì? Có nên nuôi Chó Đốm trong nhà không?
Chó Đốm được phát hiện lần đầu tại vùng Dalmatia của Croatia, nên chúng còn được gọi với cái tên là chó Dalmatian. Chúng ta có thể nhận diện Chó Đốm qua các đặc điểm sau:
Đặc điểm cơ thể của Chó Đốm
- Dòng Chó Đốm có kích thước trung bình, cơ thể khá thon gọn, ít mỡ thừa.
- Chiều cao khoảng từ 51cm - 61cm, cân nặng khoảng 15kg - 32kg. Trong đó Chó Đốm đực thường có ưu thế hơn so với chó cái về ngoại hình và thể lực.
- Chó Đốm đực trưởng thành cao khoảng 58cm - 61cm và nặng từ 15kg - 32kg.
- Chó Đốm cái trưởng thành cao khoảng 56cm - 58cm, nặng khoảng 16kg - 24kg.
- Phần ngực của Chó Đốm nở rộng và sâu cùng phần bụng eo hóp lại giúp tạo cho chúng ngoại hình vạm vỡ và săn chắc.
- Phần chân là lưng của Chó Đốm dài và thẳng. Chúng thường có móng màu trắng hoặc gần giống với các vết đốm trên thân cùng phần đậm chân hình trụ tròn có khả năng đàn hồi tốt.
- Phần đầu của Chó Đốm vừa phải với chiếc mõm dài và vuông vắn, mũi lớn. Chúng có đôi mắt to màu nâu/xanh da trời/hổ phách. Bộ hàm của Chó Đốm cực kỳ chắc khỏe, miệng khép kín.
- Tai của Chó Đốm dài, mỏng và cụp sang 2 bên. Đặc biệt tính giác của giống chó này rất nhạy bén, chúng có thể phát hiện ra âm thanh ở khoảng cách xa đến vài km.
Đặc điểm tính cách của Chó Đốm
Giống Chó Đốm có các đặc điểm tính cách sau:
- Trung thành và nghe lời chủ. Vậy nên Chó Đốm được rất nhiều người yêu thích và chọn làm thú cưng trong nhà. Ngoài ra, chúng cũng được chăm sóc huấn luyện để trở thành chó cảnh vệ hoặc cứu hỏa.
- Chó Đốm rất hiếu động và thân thiện. Tổ tiên là chó săn nên Chó Đốm thừa hưởng được năng lượng tràn trề, chúng có thể chạy nhảy, vui chơi mọi lúc mọi nơi. Chó Đốm có thể đạt vận tốc chạy tối đa lên đến 60km/h.
- Giống chó này rất thân thiện và thích chơi với trẻ em. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng có thể thiếu kiên nhẫn hoặc đùa giỡn quá trớn. Vậy nên bạn cần chú ý chỉ nên cho trẻ đã biết đi chơi với chó.
- Chó Đốm có khả năng ghi nhớ tốt, thông minh nên có thể dễ dàng ghi nhớ các hành động của chủ nhân lúc yêu thương, vui vẻ, được khen thưởng hay bị trách phạt.
- Chó Đốm rất nhạy bén và có khả năng cảnh giác tốt nên có thể giúp chủ nhân trông nhà, chống trộm hiệu quả.
- Những chú Chó Đốm rất bản lĩnh và dũng cảm, chúng sẵn sàng xả thân để bảo vệ chủ nhân khi nhận thấy nguy hiểm.
Tập tính và bản năng của Chó Đốm
Chó Đốm có bản tính hiếu động, nên chúng sẽ thấy buồn khi bị chủ nhân thờ ơ và không được vui đùa. Khi nuôi Chó Đốm bạn nên dắt chúng đi dạo mỗi ngày để giúp chúng giải tỏa và đốt cháy bớt phần năng lượng dư thừa.
So với những loài chó khác thì Chó Đốm trưởng thành tương đối muộn. Chó Đốm đực khoảng từ 25 - 28 tháng tuổi mới có thể sẵn sàng giao phối. Còn Chó Đốm cái thì khoảng từ 20 - 22 tháng tuổi là có thể sinh sản, mỗi lần đẻ chúng có thể sinh ra từ 9 - 13 chó con.
Có thể thấy Chó Đốm mang nhiều ưu điểm vượt trội từ cả ngoại hình đến tính cách. Vậy nên việc có nhiều người yêu thích và chọn nuôi Chó Đốm trong nhà là điều vô cùng dễ hiểu.
Kinh nghiệm để chọn được Chó Đốm tốt
Nếu bạn đang muốn nuôi Chó Đốm thì có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây để chọn được một chú chó khôn, tốt cho mình.
Chó Chó Đốm dựa theo các dấu hiệu bên ngoài
Để nhận biết được một chú Chó Đốm khôn bạn có thể dựa vào việc quan sát các dấu hiệu bên ngoài như:
- Nên chọn Chó Đốm có đuôi nghiêng về phía bên trái. Hạn chế chọn chó có phần đuôi nghiêng về bên phải.
- Nên chọn nuôi những chú chó có đốm ở thân và đầu, hạn chế nuôi chó có đốm ở đuôi. Bởi vì theo kinh nghiệm của nhiều người cho biết Chó Đốm ở đuôi thì kém thông minh hơn, chúng còn hay ăn vụng và ít nghe lời.
- Thân Chó Đốm có thân màu vàng, đầu màu nâu, lưng có đốm nuôi sẽ tốt hơn là những con chó có đốm trắng ở đuôi.
- Nên chọn Chó Đốm có mắt, mũi màu hồng hoặc màu nâu đỏ.
- Chó Đốm khôn thường có dấu hiệu ẩn tròn nằm ở giữa lưng hoặc ở đuôi.
Dựa vào tình trạng sức khỏe để chọn Chó Đốm
Khi chọn Chó Đốm để nuôi bạn cần chú ý đến các yếu tố sức khỏe như:
- Tìm hiểu nguồn gốc của Chó Đốm, bố mẹ chúng có phải là giống tốt, khỏe mạnh hay không?
- Chó Đốm được tiêm phòng đầy đủ hay chưa?
- Chó có bị mắc bệnh hoặc hay mắc bệnh vặt không?,….
Quan sát màu lông và lưỡi để chọn chó tốt
- Chó Đốm có lông màu đen tuyền hoặc màu trắng sẽ rất khôn lanh và trung thành với chủ.
- Những người nuôi Chó Đốm lâu năm chia sẻ, những con chó có đốm ở lưỡi thường rất biết nghe lời, dễ dạy. Đặc biệt nếu gặp Chó Đốm trắng, mũi đỏ và lưỡi có đốm thì nên mua nuôi ngay.
Chia sẻ cách nuôi Chó Đốm hiệu quả
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách nuôi Chó Đốm hiệu quả.
Thức ăn cho Chó Đốm
Chó Đốm khá dễ nuôi, chúng có thể ăn thực phẩm đóng gói chuyên dành cho chó hoặc thức ăn tự nhiên.
- Nếu dùng thức ăn khô đóng gói chuyên dụng thì bạn cần chọn loại phù hợp với giống, độ tuổi và kích cỡ của chó.
- Đối với thức ăn tự nhiên thì bạn cần đảm bảo cho chó ăn đồ tươi sạch, nấu chín đúng cách.
- Các loại thực phẩm nên có trong khẩu phần ăn của Chó Đốm như:
- Ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa: Chiếm không quá ¼ khẩu phần ăn.
- Rau củ như: Cà rốt, bí xanh, bắp cải, dưa chuột, củ cải đường,… Nên bổ sung cho chó với lượng tối đa khoảng 20% tổng khẩu phần ăn.
- Các loại trái cây tươi
- Nên bổ sung cho Chó Đốm các loại thịt nạc và nội tạng từ 2 - 3 lần mỗi tuần.
- Bổ sung cá đã lọc xương mỗi tuần từ 1 - 2 lần cho Chó Đốm ăn.
Nên hạn chế cho Chó Đốm ăn các thực phẩm như: Đồ ngọt, thịt xông khói, đồ ăn nhiều gia vị, đồ ăn nhiều chất béo, một số loại ngũ cốc như bột ngô, hạt kê, lúa mạch,…
Cách nuôi Chó Đốm ăn theo từng giai đoạn
Kỹ thuật nuôi Chó Đốm sẽ thay đổi khác nhau theo từng độ tuổi của chúng.
- Chó Đốm dưới 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo loãng và uống sữa khi cần thiết. Chia nhỏ các bữa ăn cho chó con từ 5 - 6 bữa/ngày. Vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của chó chưa phát triển hoàn thiện nếu cho ăn lung tung có thể khiến chúng mắc bệnh về tiêu hóa.
- Giai đoạn Chó Đốm từ 2 - 6 tháng tuổi cần bổ sung sữa bột chuyên dụng để giúp chúng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Thời điểm này chó đã có thể ăn được cháo thịt và thực phẩm đóng hộp chuyên dụng. Mỗi ngày nên cho chúng ăn từ 3 - 4 bữa.
- Chó Đốm trên 6 tháng tuổi là đang vào giai đoạn trưởng thành. Chúng có thể ăn các loại thịt, rau củ, trái cây tươi sống. Nên cho chó ăn 2 bữa/ngày với khẩu phần phù hợp.
Chăm sóc và vệ sinh cho Chó Đốm
- Nên nuôi Chó Đốm ở những nơi rộng rãi hoặc thường xuyên dắt đi dạo để chúng có thể thoải mái vui chơi, giải tỏa năng lượng mỗi ngày.
- Mỗi tháng nên tắm cho Chó Đốm khoảng 1 lần hoặc tắm khi cảm thấy cần thiết. Vì lông của chúng khá ngắn nên ít bị bám bẩn. Sau khi tắm xong nên sấy khô và dùng lược chuyên dụng để chải lông cho chúng. Nhằm tránh tình trạng chó bị viêm da hoặc rụng lông.
- Nên thường xuyên kiểm tra lông, da và các kẽ ngón chân, dưới đệm chân của Chó Đốm để phát hiện và tiêu diệt ve chó kịp thời.
Hy vọng những thông tin Chợ Tốt chia sẻ phía trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nuôi Chó Đốm có tốt không? Nếu bạn muốn tìm nơi mua bán Chó Đốm đẹp, chất lượng, giá tốt thì hãy truy cập Chợ Tốt để dễ dàng chọn được cún cưng đáng yêu khỏe mạnh, ưng ý nhé!