Phanh tang trống được ứng dụng trong nhiều loại phương tiện cơ giới, đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành của xe. Vậy phanh tang trống là gì? Có sự khác biệt gì so với phanh đĩa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé!
Phanh tang trống là gì?
Phanh tang trống còn được gọi là phanh guốc, phanh đùm, là bộ phận quan trọng, thuộc hệ thống an toàn của xe ô tô. Phanh tang trống thường nằm ở trục sau bánh xe, giúp lái xe kiểm soát tốc độ di chuyển và dừng lại kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.
Hình ảnh phanh tang trống
Cấu tạo phanh tang trống
Phanh tang trống gồm các bộ phận chính như trống phanh, xi lanh phanh, guốc phanh, lò xo vị hồi, piston:
- Trống phanh là bộ phận chính của phanh tang trống. Bộ phận này tạo ra bề mặt ma sát làm giảm tốc độ hoặc dừng xe khi má phanh được ép vào.
- Xi lanh phanh là bộ phận tạo ra áp lực cho toàn bộ hệ thống phanh, thường được gắn trên bàn đạp phanh và nhận lực nhấn từ bàn đạp phanh khi người lái đạp xuống. Xi lanh phanh chứa một piston và một hệ thống van để điều chỉnh áp lực và phân phối lực phanh đến từng bánh xe.
- Piston là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống phanh, hoạt động nhờ vào áp suất dầu. Khi có áp suất dầu, piston sẽ bị đẩy ra, phần guốc phanh sẽ được ép vào trống phanh, giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng xe lại.
- Guốc phanh được đặt trực tiếp trên bề mặt của trống phanh. Guốc phanh được sử dụng để tạo ma sát với bề mặt trong của tang trống.
- Lò xo hồi vị có vai trò quan trọng trong việc đẩy các bộ phận phanh trở lại vị trí ban đầu sau khi lực phanh được thả ra.
Ngoài ra, hệ thống phanh tang trống còn một số bộ phận khác có nhiệm vụ làm bệ đỡ hay truyền lực như: tấm lót, thanh chống, dây cáp…
Cấu tạo phanh tang trống
Các loại phanh tang trống
Phanh tang trống được phân loại dựa trên mục đích cũng như đặc điểm mà guốc dẫn và kéo tạo ra. Dưới đây là bốn loại phanh trống thường được sử dụng.
Phanh hai guốc dẫn
Là loại phanh có hai guốc dẫn và xi lanh hai bánh. Hệ thống phanh hai guốc dẫn tạo ra áp suất phanh mạnh hơn và hiệu suất phanh tốt hơn. Loại phanh này thường được trang bị trên các loại xe tải nhỏ hoặc trung bình.
Loại phanh tang trống dẫn và kéo
Loại hệ thống phanh này sử dụng tang trống, xi lanh và neo cố định để tạo ra lực phanh ổn định trong cả trường hợp xe chạy tiến và lùi. Loại phanh này thường được sử dụng trên các dòng xe du lịch và một số loại xe hơi khác.
Loại phanh một trợ động
Loại phanh một trợ động là loại hệ thống phanh sử dụng trợ động để tăng cường hiệu quả và lực phanh. Cấu trúc của nó bao gồm một trợ động, xi lanh điều chỉnh và xi lanh bánh xe cố định.
Loại phanh hai trợ động
Phanh hai trợ động có cấu tạo tương tự phanh một trợ động nhưng bao gồm hai trợ động, hệ thống phanh này tạo ra lực phanh rất lớn, đảm bảo khả năng dừng xe nhanh chóng và an toàn. Loại phanh này thường được sử dụng trong các ứng dụng đặc biệt đòi hỏi lực phanh mạnh mẽ, như phanh trung tâm xe tải, phanh xe nâng hàng và phanh tay xe du lịch.
Phanh tang trống có abs không?
Hệ thống phanh tang trống có thể được trang bị công nghệ ABS (Hệ thống chống bó cứng phanh). Phanh tang trống có ABS vẫn có các bộ phận như tang trống, bộ truyền lực, xi lanh phanh nhưng bổ sung thêm các cảm biến và bộ điều khiển điện tử. ABS sẽ theo dõi tốc độ quay của từng bánh xe và điều chỉnh áp suất phanh trên từng bánh xe một cách tự động để ngăn chặn bánh xe bị khóa. Điều này giúp giảm nguy cơ mất lái và giữ cho xe vẫn trong tình trạng kiểm soát trong quá trình phanh.
Xem thêm về công nghệ phanh ABS
So sánh phanh tang trống và phanh đĩa
Phanh tang trống và phanh đĩa là hai loại hệ thống phanh phổ biến được sử dụng trong ô tô. Dưới đây là một số khía cạnh để so sánh giữa phanh tang trống và phanh đĩa:
Tiêu chí
Phanh tang trống
Phanh đĩa
Cấu tạo
- Phanh tang trống sử dụng tang trống và guốc phanh. Guốc phanh có nhiệm vụ nhận lực từ piston và ép chặt vào trống phanh để tạo ma sát làm giảm tốc độ quay hoặc dừng xe.
- Phanh có thiết kế phức tạp, theo dạng hộp kín, bên trong là các bộ phận như piston, xi lanh phanh…
- Phanh đĩa sử dụng đĩa phanh và bốn bó phanh. Để phanh xe lại, má phanh có nhiệm vụ kẹp chặt đĩa phanh khiến bánh xe ngừng quay.
- Phanh có thiết kế đơn giản, gồm ba bộ phận chính: đĩa phanh, má phanh và cùm phanh.
Trọng lượng phanh
Nặng hơn
Nhẹ hơn
Hiệu quả lực phanh
Hiệu quả phanh thấp hơn khi phanh gấp trên đường ướt.
Phanh hoạt động tốt hơn khi phanh gấp trên đường ướt.
Ứng dụng
Phanh này thường được lắp đặt trên các loại xe phân khúc giá trung bình như xe khách, xe tải và xe bán tải.
Nhờ hiệu suất tốt và tính thẩm mỹ, loại phanh này được thiết kế trên hầu hết các loại phương tiện cơ giới và trong nhiều phân khúc xe, đặc biệt là các dòng xe thể thao và xe cao cấp.
Chi phí sản xuất, bảo dưỡng
Chi phí sản xuất, bảo dưỡng thấp.
Chi phí lắp đặt, bảo dưỡng cao hơn.
Tần suất bảo dưỡng
Dạng hộp kín, ít bị bám bụi, bùn đất, nước mưa… nên ít phải vệ sinh, bảo dưỡng hơn.
Thiết kế hở, dễ bị bám bụi đất nên cần vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên hơn.
Sự khác nhau giữa phanh tang trống và phanh đĩa
Thay má phanh tang trống
Khi hệ thống phanh tang trống bị hỏng, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động và an toàn của xe, đặc biệt rất nguy hiểm khi xe đang di chuyển nhanh hoặc trên đoạn đường đông đúc. Do vậy, nếu phanh tang trống gặp sự cố, tốt nhất quý khách hàng nên tiến hành sửa chữa hoặc thay má phanh tang trống mới.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị sửa chữa và cung cấp phụ tùng phanh tang trống uy tín, U-TRUCK là một lựa chọn đáng tin cậy. U-TRUCK cung cấp cho quý khách hàng các phụ tùng phanh tang trống chất lượng từ các nhà sản xuất uy tín và phù hợp với từng loại xe. Ngoài việc cung cấp phụ tùng, U-TRUCK cũng có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm trong việc sửa chữa và thay thế má phanh mới. Quý khách hãy truy cập website https://u-truck.vn/ hoặc liên hệ theo Hotline 081 680 8899 để được giúp đỡ nhé!
Xem thêm danh sách phụ tùng xe tải JAC và phụ tùng xe HOWO
Hệ thống phanh tang trống đóng vai trò quan trọng trong an toàn khi lái xe. Vì vậy, hãy luôn chú trọng đến việc bảo trì và đảm bảo hệ thống phanh tang trống hoạt động tốt nhất trên xe của bạn.