Bạn băn khoăn về quy định, cách thức in ngày sản xuất trên bao bì, ký hiệu ngày sản xuất và hạn sử dụng?
Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn một số quy tắc in ngày sản xuất và hạn sử dụng lên bao bì. Điều này sẽ giúp đảm bảo sản phẩm của bạn tuân thủ đúng quy định và thu hút được sự tin tưởng của khách hàng.
1. Những quy định in ấn ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì
Ngày sản xuất và hạn sử dụng là hai thông tin bắt buộc trên bao bì của hầu hết các sản phẩm, đảm bảo người tiêu dùng nắm rõ thời gian sử dụng an toàn và hiệu quả. Việc in ấn các thông tin này không chỉ là trách nhiệm của nhà sản xuất mà còn là quy định pháp luật nghiêm ngặt.
1.1. Quy định về in ngày sản xuất trên bao bì
Ngày sản xuất của sản phẩm trên bao bì thường được viết tắt là NSX hoặc MFG (Manufacturing Date). Đây là một trong những thông tin bắt buộc phải có trên bao bì của hầu hết các sản phẩm theo quy định pháp luật.
Theo Điều 9 Thông tư 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC, cá nhân hoặc tổ chức sản xuất thực phẩm phải ghi rõ ngày sản xuất trên nhãn thực phẩm. Ngày sản xuất có thể được ghi là “Ngày sản xuất” hoặc “NSX”. Chữ số ngày, tháng, năm có thể ghi theo các cách: ngày 2 chữ số, tháng 2 chữ số, năm 2 hoặc 4 chữ số. Giữa ngày, tháng, năm có thể dùng các kí tự như: dấu chấm (.), gạch ngang (-), gạch chéo (/), hoặc không có dấu. Riêng trường hợp không dùng dấu, theo quy định chỉ sử dụng 6 chữ số cho ngày, tháng, năm.
1.2. Quy định về in hạn sử dụng trên bao bì
Hạn sử dụng thường được viết tắt là HSD hoặc EXP (Expiry Date). Đây là thời hạn mà sản phẩm vẫn còn giữ được chất lượng tốt và an toàn cho người sử dụng.
Thời hạn sử dụng phải được ghi rõ trên bao bì sản phẩm, đảm bảo thông tin chính xác và trung thực như sau:
- Sản phẩm có hạn sử dụng không quá 3 tháng, ghi ngày và tháng. Ví dụ: 30/06
- Sản phẩm có hạn sử dụng trên 3 tháng, ghi tháng và năm. Ví dụ: 30/06/2025
- Sản phẩm như bánh mì, bánh ngọt tiêu thụ (sử dụng) trong vòng 24 giờ.
- Sản phẩm giấm ăn, muối thực phẩm, và đường rắn không bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng nhưng vẫn phải ghi ngày sản xuất.
1.3. Quy định xử phạt
Tại Việt Nam, các quy định về xử phạt khi có sai sót trong việc ghi thông tin ngày sản xuất (NSX) và hạn sử dụng (HSD) trên bao bì được nêu rõ ràng trong Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 của Chính phủ. Quy định xử phạt các hành động vi phạm liên quan đến thời hạn sử dụng, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, và các vi phạm khác.
- Phạt cảnh cáo hoặc có thể phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với các hành vi như kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, thay đổi nhãn hàng,… nhằm mục đích kéo dài hạn sử dụng, nếu hàng hóa có giá trị dưới 1 triệu đồng.
- Mức phạt sẽ tăng lên tương ứng với giá trị của hàng hóa vi phạm.
- Từ 500.000 đến 1 triệu đồng cho hàng hóa có giá trị từ 1 triệu đến dưới 3 triệu đồng.
- Từ 1 triệu đến 3 triệu đồng cho hàng hóa có giá trị từ 3 triệu đến dưới 5 triệu đồng.
- Mức phạt tiếp tục tăng cho các giá trị hàng hóa cao hơn, có thể lên đến 50 triệu đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
- Phạt gấp đôi nếu hàng hóa vi phạm là thực phẩm, thuốc, hóa chất, và các sản phẩm thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
- Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm tịch thu tang vật vi phạm và phương tiện sử dụng để vi phạm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy tang vật gây hại và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm.
2. Cách viết và ký hiệu ngày sản xuất và hạn sử dụng
Dưới đây là những cách viết và ký hiệu bạn cần biết về ngày sản xuất và hạn sử dụng in trên bao bì tránh mua sản phẩm sắp hết hạn.
2.1. Cách viết ngày sản xuất & hạn sử dụng
Ngày sản xuất:
- Sản xuất ngày: DD/MM/YYYY
- Ngày sản xuất: DD tháng MM năm YYYY
- NSX: DD/MM/YYYY
Hạn sử dụng:
- Hạn sử dụng đến: DD/MM/YYYY
- Sử dụng trước ngày: DD/MM/YYYY
- HSD: DD/MM/YYYY
2.2. Cách viết tắt
Dưới đây là một số chữ viết tắt phổ biến liên quan đến ngày sản xuất và hạn sử dụng:
- NSX: Ngày sản xuất
- HSD: Hạn sử dụng
- MFG: Ngày sản xuất (Manufacturing Date)
- EXP: Ngày hết hạn (Expiration Date)
- DOM: Ngày sản xuất (Date of Manufacture)
2.3. Sử dụng mã số
Mã Julian: Thường sử dụng trong ngành thực phẩm, mã này bao gồm 5 chữ số, với 2 chữ số đầu tiên là năm sản xuất và 3 chữ số tiếp theo là ngày trong năm. Ví dụ, 23001 là ngày 1 tháng 1 năm 2023.
Mã lô: Mỗi lô sản phẩm sẽ có một mã riêng, bạn có thể tra cứu mã này trên website của nhà sản xuất để biết thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng.
3. Cách tính hạn sử dụng kể từ ngày sản xuất
Bạn có thể tính hạn sử dụng kể từ ngày sản xuất theo 2 cách dưới đây:
- Hạn sử dụng tính từ NSX: Bạn có thể tự cộng nhẩm thời gian. Ví dụ: nếu sản phẩm có hạn sử dụng 12 tháng và được sản xuất vào ngày 01/01/2024, thì hạn sử dụng sẽ là 01/01/2025.
- Hạn sử dụng kể từ ngày mở hộp: Một số sản phẩm có quy định riêng về hạn sử dụng kể từ ngày mở hộp. Điều này thường áp dụng cho các sản phẩm dễ bị hỏng nhanh sau khi tiếp xúc với không khí như mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm. Ví dụ: sử dụng trong vòng 1-3 ngày sau khi mở hộp hoặc 6 tháng sau khi mở nắp.
Lưu ý: Các sản phẩm trong nước thường ghi hạn sử dụng theo dạng DD/MM/YYYY. Tuy nhiên, các sản phẩm nhập khẩu có thể ghi theo các chuẩn quốc tế khác như MM/DD/YYYY hoặc YYYY/MM/DD. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, hạn sử dụng sản phẩm thường được ghi theo chuẩn MM/DD/YYYY, trong khi ở Nhật Bản có thể là YYYY/MM/DD.
Trong đó:
- Y là năm (year)
- M là tháng (month)
- D là ngày (date)
4. Một số thuật ngữ phổ biến khác trên bao bì sản phẩm
Những thuật ngữ khác về in ngày sản xuất trên bao bì bạn cần biết trên các sản phẩm nhập khẩu để đưa ra lựa chọn mua hàng đúng cách:
- BBE/BB/BE (Best Before): Ngày tốt nhất để sử dụng sản phẩm, không phải là ngày hết hạn.
- PAO (Period After Opening): thời gian sử dụng an toàn của sản phẩm sau khi mở bao bì.
- Sell by / Sell by date: Ngày giới hạn bán sản phẩm, không phải là ngày hết hạn.
- Use by + Ngày hạn sử dụng: Dùng trước ngày…, sau ngày này không nên sử dụng sản phẩm.
Bên cạnh đó còn có ký hiệu bằng hình ảnh dưới đây:
Biểu tượng hộp mở kèm số tháng: Đây là cách nhà sản xuất thống báo cho chúng ta biết thời hạn sử dụng sản phẩm sau khi đã mở nắp.
Biểu tượng đồng hồ cát: Cho biết sản phẩm dễ bị hỏng và nên được sử dụng trong vòng thời gian ngắn sau khi mở nắp.
5. Cách thức in ngày sản xuất trên bao bì
Dưới đây là các phương pháp phổ biến để in ngày sản xuất trên bao bì:
- In phun công nghiệp
- In khắc laser
- In nhiệt
- In tem nhãn dán
5.1. In phun công nghiệp
Sử dụng phương pháp in phun công nghiệp để in ngày sản xuất trên bao bì là cách in hàng loạt phổ biến nhất hiện nay. Các công ty sử dụng in phun trong các dây chuyền sản xuất quy mô lớn, phục vụ in ấn số lượng nhiều. Phương pháp này nhanh chóng, chính xác, và phù hợp với hầu hết các loại chất liệu bao bì.
5.2. In khắc laser
In khắc laser cho ra kết quả chính xác, rõ nét và không dễ bị mờ hay phai. Nhờ tính tự động hóa cao, phương pháp này có thể được ứng dụng theo dạng dây chuyền sản xuất, phục vụ số lượng lớn.
Đồng thời, in khắc laser vẫn đảm bảo chất lượng cho từng sản phẩm và tính nhất quán. Phương pháp này thường sử dụng cho các sản phẩm có giá trị cao hoặc bao bì đặc biệt.
5.3. In nhiệt (máy in cầm tay)
In nhiệt là phương pháp sử dụng máy in cầm tay để trực tiếp in ngày sản xuất trên bao bì. Phương pháp này thích hợp cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, xưởng sản xuất mới có vốn đầu tư ít.
5.4. In tem nhãn dán
In ngày sản xuất và hạn sử dụng bằng tem nhãn dán thường được áp dụng cho các sản phẩm gặp khó khăn trong việc in trực tiếp lên sản phẩm. Một số trường hợp điển hình là bao bì có chất liệu khó in, sản phẩm có số lượng ít, hạn sử dụng ngắn như bánh mì ăn liền, thức ăn nhanh.
6. Công ty in bao bì sản phẩm uy tín hàng đầu tại Việt Nam
Trong thời đại cạnh tranh hiện nay, bao bì phải đáp ứng đủ các tiêu chí bền đẹp và phải tuân thủ theo quy định pháp luật về nhãn hàng hoá. Việc in ngày sản xuất trên bao bì và hạn sử dụng không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người dùng cũng như uy tín cho sản phẩm.
Mikapack đã khẳng định vị thế là một trong những đơn vị thiết kế và in bao bì hàng đầu tại Việt Nam với gần 10 năm kinh nghiệm.
Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ in ấn chất lượng cao:
- Túi nilon: bao bì nhựa: PE, PP, OPP, PA,…
- Túi zipper: zip bạc, zip trong, zip giấy, zip cửa sổ, zip 8 cạnh, zip chỉ đỏ.
- Bao bì màng ghép: 2 màng ghép, 3 màng ghép,…
- Bao bì giấy: túi xếp hông, 8 cạnh, túi bạc giấy 4 biên,…
Mikapack là xưởng in bao bì sản phẩm tại tphcm, sở hữu nhà máy quy mô lớn với máy móc hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Xưởng cam kết sản phẩm chất lượng cao, thiết kế đẹp mắt và giá thành cạnh tranh.
Hệ thống giao hàng của xưởng in đảm bảo tiến độ tại thành phố Hồ Chính Minh và hỗ trợ vận chuyển nhanh chóng cho quý khách ở các tỉnh thành khác. Xưởng in Mikapack tự hào là đối tác tin cậy của các thương hiệu lớn như Bách Hóa Xanh, GS25, Hoa Ngân, Mikahu…
Lưu ý: Công ty in ấn bao bì Mikapack không trực tiếp in hạn sử dụng và in ngày sản xuất trên bao bì. Chúng tôi chỉ phối hợp để thiết kế bao bì với đầy đủ thông tin và khoảng trống phù hợp, giúp khách hàng thuận tiện trong việc tự in NSX và HSD.
Quý khách có thể tham khảo thêm dịch vụ in ấn tại Mikapack:
- Dịch vụ in bao bì đựng gạo
- Dịch vụ in bao bì phân bón
Mikapack cung cấp giải pháp thiết kế in ngày sản xuất trên bao bì chất lượng cao, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Liên hệ ngay với Mikapack để nhận tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho sản phẩm của bạn.
- Hotline tổng đài: 0969 15 0202
- Email: inan@mikapack.vn
- Zalo OA: In Mikapack
Thực hiện bởi: Mikapack