Cá lau kiếng là loài cá nổi tiếng là hiền lành. Nhưng gần như mọi loài cá đều là loài săn mồi cơ hội. Tức là chúng sẽ không ngần ngại ăn mọi thứ vừa miệng. Vậy liệu cá lau kiếng hay cá pleco có ăn cá con, tép hoặc là ốc trong bể không?
Cá pleco đúng là loài cá hiền lành. Chúng sẽ không bao giờ gây sự với các loài cá khác, cùng lắm chỉ hiếu chiến với con đực cùng loài vào mùa sinh sản mà thôi. Tuy vậy, cá vẫn có thể ăn cá con, tép hoặc ốc nếu cá pleco có kích thước lớn và khi chúng đói. Thông thường, cá sẽ không tìm săn các loài nhỏ hơn, tuy nhiên nếu con mồi ở gần miệng cá thì chúng vẫn có thể ăn được.
Cá lau kiếng có ăn cá con không?
Cá lau kiếng hay cá pleco sẽ hiếm khi ăn cá con, tuy nhiên, chúng vẫn có thể ăn cá con khi có cơ hội.
Cá lau kiếng là loài cá hoạt động chủ yếu ở tầng đáy, chúng sẽ lùng và ăn bất kì cái gì bắt gặp. Vậy nên nếu cá con vô tình bơi gần đó, chúng có thể bị hút hoặc bị ăn mất. Nếu bạn có cá con trong bể và muốn nuôi chung với cá lau kiếng thì bạn cần phải cho cá con nhiều chỗ để trốn.
Cá lau kiếng có ăn tép không?
Cá lau kiếng sẽ không tìm săn tép và tép cũng thường đủ to để không bị cá ăn. Tuy nhiên, nếu bạn nuôi loài lau kiếng lớn và chúng đang bị đói thì cá vẫn có thể ăn tép khi chúng có cơ hội.
Xem thêm: Các loài cá có thể nuôi chung với tép cảnh
Cá lau kiếng có ăn ốc không?
Cá lau kiếng là loài chuyên ăn thực vật, cụ thể là các loại rêu tảo có trong nước. Tuy nhiên, khi nguồn thức ăn bị cạn thì chúng có thể chuyển sang ăn các loại đồ ăn khác như là ốc, cá chết,… Vậy nên nếu bể của bạn gặp vấn đề về ốc hại thì cá lau kiếng hay cá pleco có thể giúp phần nào kiểm soát được vấn đề.
Xem thêm: Các loại cá ăn ốc hại
Khi nào thì cá con và tép dễ bị ăn hơn
Khi nuôi chung cá con hoặc tép với cá pleco bạn cần quan sát thường xuyên hơn để có thể tách riêng ra khi có vấn đề xảy ra. Kể cả khi bạn không thấy cá lau kiếng làm phiền hoặc tấn công cá con không có nghĩa là chúng an toàn.
Cá lau kiếng là loài hoạt động về đêm. Tức là chúng sẽ không hoạt động nhiều vào ban ngày, chỉ khi bạn tắt đèn thì chúng mới bắt đầu bơi khắp nơi để tìm kiếm thức ăn. Đây là thời điểm các loài cá khác ngủ, vậy nên khi này cá con càng gặp nguy hiểm hơn.
Tép cũng là loài hoạt động về đêm nhiều, vậy nên bạn không cần lo nhiều về vấn đề tép bị cá lau kiếng ăn mất nếu tép đủ to để không vừa miệng cá.
Làm sao để có thể bảo vệ cá con khỏi cá lau kiếng
Nếu bạn không muốn tách riêng cá lau kiếng và cá con ra bể riêng thì bạn có thể sử dụng một số phương pháp sau:
1. Dùng lồng cho cá đẻ
Cách đơn giản để bảo vệ cá con khỏi cá lau kiếng là sử dụng lồng cho cá đẻ (lazada). Đây là loại lồng bạn có thể dùng để gắn vào trong bể chính.
Thông thường, giống như tên gọi, lồng cho cá đẻ là để nuôi cá có bầu, để tránh việc cá có bầu bị làm phiền hoặc cá con bị các loài cá khác trong bể bị ăn mất.Sau khi được đẻ thì bạn có thể tiếp tục dùng lồng để nuôi cá con cho đến khi chúng đủ lớn.
2. Cung cấp cho cá con nhiều chỗ trốn
Cung cấp cho cá con nhiều chỗ trốn cũng là cách để giúp bảo vệ cá con khỏi cá pleco. Bạn có thể cho cá con chỗ trốn bằng cách trồng nhiều cây thủy sinh, đặt thêm gỗ, đá, ống vào trong bể.
Các loại cây thủy sinh dễ trồng, phổ biến có thể kể đến là:
- Rong đuôi chồn (lazada)
- Các loại rêu thủy sinh (lazada)
- Vảy ốc lá xanh (lazada)
- Tiểu bảo tháp (lazada)
- …
3. Cho cá lau kiếng ăn no
Cho cá pleco ăn no cũng giảm thiểu khả năng chúng bơi khắp nơi để tìm kiếm nguồn thức ăn khác hơn. Cá lau kiếng là loài ăn thực vật. Khi nuôi trong bể, chúng sẽ tập chung vào ăn rêu hơn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng cần phải cho chúng ăn thêm các loại thức ăn bổ sung cho cá tầng đáy (lazada).
Các loài dọn bể khác không ăn cá con
Nếu bạn lo cho sự an toàn của cá con mà vẫn muốn nuôi cá dọn bể thì bạn có thể cân nhắc một số loài khác, có thể kể đến là:
Tép amano là lựa chọn tuyệt vời để kiểm soát rêu hại. Loài tép có nguồn gốc tại Nhật Bản này là công nhân dọn dẹp bể tuyệt vời. Chúng có thể ăn được gần như là mọi loại rêu hại thủy sinh.
Ngoài khả năng ăn rêu thì tép amano cũng có tính cách hiền lành, chúng sẽ không làm phiền đến cá con trong bể.
Ốc nerita cũng là một loài khác bạn có thể cân nhắc nuôi để xử lý vấn đề rêu hại. Loài ốc nhỏ nhắn, nhiều hoa văn này có thể xử lý được cả những loại rêu cứng đầu nhất mà không làm hại đến cá con.
Cuối cùng là cá otto. Otto có thể nói là một trong số những loài cá hiếm hoi chỉ ăn thực vật, chúng có thể được nuôi chung với tép cũng như cá con. Cá otto sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để tìm kiếm rêu để ăn và sẽ không làm phiền đến cá con, thậm chí là cả tép con. Tuy nhiên, bạn cần phải cho chúng nguồn rêu liên tục hoặc là luộc thêm rau củ quả cho cá ăn. Cá otto sẽ không ăn thức ăn cho cá cảnh thông thường khác. Nếu trong bể thiếu nguồn thức ăn thực vật thì cá sẽ nhanh chóng bị chết đói.
Kết lại
Cá lau kiếng sẽ hiếm khi ăn cá con và tép. Dù hiếm nhưng trường hợp này vẫn có thể xảy ra. Để bảo vệ cá con thì bạn nên tách chúng ra bể riêng hoặc là cung cấp cho cá con nhiều chỗ trốn và cho cá lau kiếng ăn no.