Với mỗi người thì tình yêu đều sẽ được định nghĩa theo một cách khác nhau. Không có một câu trả lời nào chung và đúng đắn nhất về ý nghĩa của tình yêu. Nhưng vào năm 1980, nhà tâm lí học người Mỹ tên là Robert Sternberg đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi ấy bằng một thuyết tam giác tình yêu. Vậy bạn có biết thuyết này nói về điều gì và ý nghĩa của chúng là gì chưa? Cùng Coolmate khám phá ngay sau đây nhé.
Thuyết tam giác tình yêu của Sternberg và 7 hình thái cơ bản trong tình yêu
1. Thuyết tam giác tình yêu là gì?
Thuyết tam giác tình yêu là một lí thuyết được nhà tâm lí học người Mỹ Robert Sternberg khái quát lại và công bố vào năm 1980. Theo ông, tình yêu được xây dựng và hình thành dựa trên 3 yếu tố cơ bản là đam mê, thân mật và cam kết. Ba yếu tố này được đặt vào 3 đỉnh tạo nên một tam giác về tình yêu.
Lý thuyết này cho rằng các yếu tố về đam mê, thân mật và cam kết có những mức độ khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong tình yêu. Và cho đến năm 2021, có một nghiên cứu khác được đưa ra để thực hiện và có bằng chứng thực nghiệm về sự phổ quát của lí thuyết của Sternberg.
Thuyết tam giác tình yêu là gì, bạn đã biết chưa?
2. Ba yếu tố của thuyết tam giác tình yêu
Theo giáo sư Sternberg, khái niệm về tình yêu được miêu tả qua dạng một mô hình tam giác với ba góc là các yếu tố tạo nên định nghĩa về tình yêu. Có một số mối quan hệ sẽ dựa vào yếu tố về mặt cảm xúc, cũng có những mối quan hệ thiên về mặt thể xác. Và lý thuyết tam giác tình yêu này cũng có thể áp dụng cho nhiều mối quan hệ cá nhân khác nhau.
Theo đó, 3 yếu tố của thuyết tam giác được đề cập bao gồm:
-
Sự thân mật (intimacy): là cảm giác muốn gần gũi và gắn kết với người yêu
-
Sự đam mê (passion): là sự lôi cuốn, bị hấp dẫn về nhiều mặt như ngoại hình, thể xác và cả những ham muốn về tình dục
-
Sự cam kết hay tận tụy (commitment): đây là yếu tố về mặt cảm xúc, khiến bạn cảm thấy muốn cam kết và muốn chọn ở lại bên cạnh người ấy, cùng nhau tiến tới những mục đích chung trong cuộc sống
Một mối quan hệ cân bằng là mối quan hệ khi có sự dung hòa giữa yếu tố về nhu cầu sinh lí và yếu tố tinh thần. Hay nói khác hơn là giữa tình yêu và tình dục. Nếu một mối quan hệ nào đó mà không có 3 yếu tố kể trên thì không thể được xem là tình yêu.
Các yếu tố có trong thuyết tam giác tình yêu của nhà tâm lí học Robert Sternberg
Như vậy, bạn đã xác định được tam giác tình yêu là gì rồi đúng không nào? Cùng xem tiếp theo các yếu tố trong tam giác ấy sẽ tạo nên những hình thái tình yêu nào nhé.
3. Bảy hình thái cơ bản trong tình yêu
Ba yếu tố đặt vào ba đỉnh của một tam giác sẽ tạo nên những góc cạnh khác nhau trong tình yêu. Tùy vào từng giai đoạn và mối quan hệ mà khi đó sẽ xuất hiện 1 hoặc từ 2 yếu tố trở lên. Cùng trong một mối quan hệ, nhưng qua các giai đoạn thì biểu hiện của tình yêu cũng sẽ có sự thay đổi về mặt hình thái.
Các hình thái tình yêu dựa trên lý thuyết tam giác tình yêu
Khi đó, tình yêu sẽ được chia thành bảy hình thái cơ bản khác nhau như sau:
3.1. Hình thái thứ nhất: Tình bạn (Friendship)
Yếu tố: sự yêu thích (liking)
Đây là loại hình tình cảm chỉ chứa yếu tố thân mật hay sự yêu thích ban đầu và nhất thời. Ở hình thái này thiếu đi sự đam mê với đối phương và những nhu cầu cam kết về dài hạn trong tương lai. Nhưng đây cũng có thể được xem là sự khởi đầu cho những hình thái về tình cảm tiếp theo.
Có rất nhiều cặp đôi yêu nhau hay cặp vợ chồng đều bắt nguồn từ tình bạn như thế này. Nên bạn cũng có thể khai thác các mối quan hệ xung quanh để tiến thêm một bậc trong mối quan hệ của mình nhé.
Tình bạn (Friendship) thể hiện khi chỉ tồn tại sự yêu thích giữa 2 người
3.2. Hình thái thứ hai: Tình yêu say đắm (Infatuation)
Yếu tố: sự đam mê
Kiểu tình yêu say đắm này là một dạng tình yêu tập trung quan trọng vào yếu tố về mặt thể xác, đặc biệt là nhu cầu về tình dục mà không hề có sự tận tâm hay thích thú mãnh liệt hơn. Khi đó, mối quan hệ không có nhiều thời gian để phát triển những cảm xúc đến những giai đoạn khác trong tình yêu như sự gắn kết lâu dài hay sự lãng mạn trong tình yêu.
Thông thường, hình thái này sẽ rất mãnh liệt vào giai đoạn đầu khi bắt đầu mối quan hệ, và càng giảm dần về phía sau. Nếu tình yêu chỉ xuất hiện yếu tố này mà không hề có sự phát triển thêm những thành tố khác thì khó có thể giữ cho chúng lâu bền được.
Biểu hiện của tình yêu say đắm là sự đam mê và chú trọng vào yếu tố thể xác
3.3. Hình thái thứ 3 của thuyết tam giác tình yêu: Tình yêu trống rỗng (Empty love)
Yếu tố: sự cam kết (commitment)
Tình yêu trống rỗng cũng là một dạng hình thái tình yêu dựa trên thuyết tam giác tình yêu của Sternberg. Theo đó, mối quan hệ này sẽ thiếu sự đam mê và gần gũi. Ở họ chỉ có sự cam kết trống rỗng.
Một tình yêu mãnh liệt lúc ban đầu có thể trở thành một tình yêu trống rỗng. Và ngược lại, một tình yêu trống rỗng lại có thể phát triển trở thành một tình yêu lãng mạn và mãnh liệt ngay sau đó.
Ví dụ điển hình như các cuộc hôn nhân được sắp đặt. Có thể ban đầu họ không hề dành tình cảm gì cho đối phương, nhưng dần dần khi sống chung với nhau, họ sẽ phát triển thành những mối quan hệ cực kì lãng mạn và nồng nhiệt mà những mối quan hệ khác khó có thể so sánh được.
Tình yêu trống rỗng là chỉ có sự xuất hiện của sự cam kết, ràng buộc mà không có yếu tố tình cảm, lãng mạn trong mối quan hệ
3.4. Loại hình thứ 4: Tình yêu lãng mạn (Romantic Love)
Yếu tố: sự thân mật (intimacy) + đam mê (passion)
Đây gần như là một mối quan hệ tình cảm mà nhiều người mong muốn. Ở mối quan hệ này, các cặp đôi gắn kết với nhau cả về tình cảm lẫn nhu cầu tình dục thuần túy. Cả hai người có những thấu hiểu đối phương một cách rất rõ ràng, từ những chi tiết nhỏ nhặt.
Hai người trong mối quan hệ tình yêu lãng mạn tận hưởng tình yêu của mình một cách cực kì thăng hoa. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, họ vẫn chưa có sự thống nhất hay ràng buộc lẫn nhau về những kế hoạch dài hạn hay sự gắn kết trong tương lai. Đây là một điều mà nhiều người trẻ đang trong giai đoạn khởi nghiệp, họ lại muốn dành sự tập trung cho công việc để xây dựng những điều bền vững hơn trong tương lai nên chưa muốn gắn kết sớm.
Tình yêu lãng mạn kết hợp giữa sự đam mê và thân mật, chưa tính đến vấn đề cam kết lâu dài
3.5. Loại hình thứ 5: Tình nghĩa (Companionate love)
Yếu tố: sự yêu thích (liking) + gắn kết (commitment)
Khi mối quan hệ có 2 yếu tố gồm sự thân mật, hoặc yêu thích và sự gắn kết sẽ tạo nên loại hình thái tình cảm này. Đây là một trong những mối quan hệ tình cảm có sự thân mật, nhưng không nồng nàn và lãng mạn như hình thái tình cảm thứ 4 đã kể trên.
Mối quan hệ này lớn và mạnh hơn tình bạn vì ở họ có sự gắn kết, có ít hoặc không có nhu cầu về thể xác. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp kiểu tình cảm này nơi các cặp vợ chồng có nhiều năm chung sống với nhau. Ở họ không còn tình yêu lãng mạn và mãnh liệt như ngày đầu nhưng lại có sự gắn kết khiến họ vẫn giữa sợi dây liên kết bền chặt với nhau.
Tình nghĩa xuất hiện khi không tồn sự đam mê lẫn nhau, mà chỉ còn gắn kết nhờ vào sự thân mật và những cam kết trước đó
3.6. Loại hình thứ 6: Tình yêu khờ dại (Fatuous love)
Yếu tố: cam kết (commitment) + đam mê (passion)
Đây được xem như một mối quan hệ “ăn may” khi ở họ chỉ tồn tại sự cam kết và đam mê, nhưng lại thiếu đi sự thân mật trong mối quan hệ tình cảm. Họ thường bắt đầu bằng những cuộc ve vãn và tán tỉnh chóng vánh, sau đó tiến tới hôn nhân mà chưa có sự thân mật, gần gủi hay đủ thấu hiểu về đối phương.
Họ khiến cho những người chứng kiến không khỏi ngạc nhiên khi có thể bắt đầu một cách nhanh chóng đến như vậy. Và kết cuộc của những cuộc hôn nhân này thường khá ngắn. Và nếu về sau đó họ có thể xây dựng thêm những yếu tố khác thì mối quan hệ sẽ phát triển bền vững hơn.
Thiếu đi những hiểu biết sâu sắc về nhau sẽ dễ dẫn đến một mối quan hệ nhanh đến nhanh đi
3.7. Loại hình thứ 7: Tình yêu vẹn toàn (Consummate love)
Yếu tố: đam mê (passion) + gần gũi (intimacy) + cam kết (commitment)
Đây chính là hình thái trọn vẹn nhất trong thuyết tam giác tình yêu, khi một mối quan hệ có đầy đủ các yếu tố về đam mê, gần gũi và tiến đến sự cam kết dài hạn. Tình yêu vẹn toàn cũng chính là mẫu hình lí tưởng mà nhiều người mong muốn có được.
Các cặp đôi sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cả về tinh thần lẫn thể xác mới có thể tiến đến loại hình toàn vẹn này. Cả hai sẽ luôn cảm thấy nửa kia chính là mảnh ghép hoàn hảo của mình và không thể tìm một ai khác có thể thay thế hoặc cho họ những cảm xúc tương tự như vậy được. Họ sẽ cùng nhau trải qua nhiều khó khăn và cùng nhau đối mặt để giải quyết các vấn đề cùng nhau.
Cũng theo giáo sư Sterberg, tình yêu vẹn toàn không khó để đạt được. Cái khó chính là việc hành động và những việc cần làm để có được điều đó. Thay vì chỉ ngồi mong rằng tình yêu của mình sẽ cân bằng các yếu tố thì bạn cần phải hành động và thay đổi bản thân để có thể hòa hợp được với đối phương. Chỉ có như vậy mới có thể xây dựng được một mối quan hệ lí tưởng.
Tình yêu vẹn toàn là mục đích của hầu hết các mối quan hệ, khi có đủ các yếu tố để tạo nên một mối tình đẹp, được mọi người ủng hộ
Nếu bạn không nuôi dưỡng cảm xúc của mình thì lâu dần sẽ bị mai một và có thể dẫn đến mối quan hệ tình thân hoặc sẽ chỉ là những “người lạ từng thương” mà thôi. Vậy nên, hãy hạnh đồng từ bây giờ để sau này không cảm thấy tiếc nuối điều gì cả bạn nhé.
Lời kết
Qua những chia sẻ phía trên chắc bạn cũng đã có thể xác định được mối quan hệ của mình là gì dựa vào các hình thái tình yêu và hiểu được thuyết tam giác tình yêu rồi đúng không nào? Mong rằng cả hai sẽ có đủ tình cảm và hành động để có thể nắm chặt tình yêu của mình và xây dựng nó thành một mối quan hệ vẹn toàn nhé. Đừng quên theo dõi CoolBlog để có thêm những chia sẻ về những trend mới cũng như cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất nhé.
“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới.”
>>> Xem thêm
Love language là gì? Ngôn ngữ tình yêu: Bạn thuộc loại nào?
Mối quan hệ mở (Open Relationship) là gì? Có nên bước vào mối quan hệ mở không?
Parasocial relationships có thực sự xấu như mọi người vẫn nghĩ?