Móng tay bị sần gợn sóng là tình trạng bất thường mà nhiều người gặp phải. Điều này khiến nhiều lo lắng, cho rằng đây chính là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Vậy móng tay bị sần gợn sóng là thiếu chất gì? Hiện tượng này phản ánh gì về sức khỏe? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Biểu hiện của móng tay bị sần gợn sóng
Móng tay bị sần gợn sóng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân phổ biến, bao gồm: Bệnh vảy nến, nấm móng, nhiễm khuẩn, u tân sinh tại móng,... Tình trạng này biểu hiện ra ngoài rất rõ ràng, đi kèm với nhiều triệu chứng điển hình như:
- Móng tay xốp, giòn, dễ gãy;
- Các gờ trên móng tay bị lõm sâu thành hình thìa và trở nên sần sùi khi chạm vào;
- Màu sắc trên móng thay đổi thành màu vàng, nâu, đen, tím,...
- Móng tay được bao phủ bởi một lớp cát mịn;
- Người bệnh cảm thấy đau nhức, sưng tấy các đầu ngón tay;
- Kẽ móng tay mưng mủ, chảy máu và có mùi khó chịu;
- Các vùng da xung quanh bị tổn thương, tróc vảy và xước xát.
Móng tay bị sần gợn sóng cảnh báo bệnh gì?
Móng tay bị sọc gợn sóng là tình trạng các đường vân dọc hoặc vân ngang nổi lên trên bề mặt móng. Ở mức độ nhẹ, bạn sẽ chỉ thấy các đường vân mờ. Nếu nghiêm trọng hơn, móng tay còn có thể tạo thành các rãnh lồi lõm. Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra kỹ càng liệu bản thân có đang mắc phải các căn bệnh sau hay không:
Đối với móng tay bị sần gợn sóng dọc
Theo một nghiên cứu năm 2015, móng tay của con người cũng trải qua quá trình đào thải tế bào chết. Lúc này, tế bào mới sản sinh dưới da sẽ trồi lên, thay thế cho các tế bào chết trên bề mặt.
Do đó, nếu các đường gợn sóng có màu sắc sáng bóng, móng tay trở nên giòn, yếu và dễ gãy thì rất có thể bạn đã mắc phải chứng trachyonychia, hay còn được biết đến là bệnh loạn dưỡng hai móng. Ngoài ra, các tổn thương gan cũng có thể gây ra tình trạng sần sùi trên móng tay.
Đối với móng tay bị sần gợn sóng ngang
Thông thường, tình trạng sần gợn sóng ngang thường nghiêm trọng hơn nhiều so với sóng dọc. Chúng sẽ lõm sâu vào và không ngừng phát triển. Các đường vân này còn có thể xuất hiện trên cả móng tay và móng chân, là triệu chứng điển hình các nhiều căn bệnh như:
- Bệnh thận cấp tính;
- Quai bị;
- Viêm khớp;
- Bệnh lý về đường tiêu hóa;
- Bệnh tuyến cận giáp;
- Bệnh tiểu đường không kiểm soát;
- Bệnh giang mai;
- Bệnh lý liên quan đến đường hô hấp;
- Bệnh ung thư được điều trị bằng phương pháp hóa trị.
Trong trường hợp này, móng tay của người bệnh còn có thể biến đổi màu sắc như: Đỏ, nâu hoặc tím đen. Không những vậy, bạn cũng nên cẩn trọng với căn bệnh viêm nội tâm mạc hoặc xuất hiện các khối u ác tính bên trong cơ thể.
Móng tay bị sần gợn sóng là thiếu chất gì?
Thông thường, móng tay được cấu tạo từ chất keratin để bảo vệ móng tay trong quá trình vận động hàng ngày. Như vậy, móng tay bị sần sùi chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu biotin trầm trọng. Hợp chất này còn được biết đến với cái tên khác là vitamin B7, giúp cho móng đạt được độ cứng nhất định, có màu hồng nhẹ và bề mặt bóng láng.
Ngoài ra, vitamin B12 cũng là một trong những chất quan trọng có trong móng tay. Bên cạnh tình trạng gợn sóng ở móng tay, bạn còn có thể nhận biết bản thân có bị thiếu chất hay không thông qua các triệu chứng như: Mệt mỏi, chóng mặt, kiệt sức, chán ăn, giảm trí nhớ, suy giảm thị lực,...
Tình trạng móng tay sần sùi, gợn sóng cũng có thể bắt nguồn từ việc thiếu hụt một số chất dinh dưỡng khác, bao gồm: Kẽm, sắt, canxi,...
Nên làm gì khi móng tay bị gợn sóng?
Nhiều người thường lơ là dấu hiệu móng tay bị gợn sóng. Điều này khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Như vậy, nếu việc móng tay sần sùi xuất phát từ tình trạng thiếu chất, bạn cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp móng tay chắc khỏe cần thiết. Đồng thời, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích. Bạn cũng nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể, ít nhất 2 lít nước/ngày để tăng cường khả năng trao đổi chất.
Bên cạnh đó, hạn chế sơn móng tay và sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng móng để móng được chắc khỏe và hồng hào hơn. Trong đó, những người bị thừa cân, béo phì đang áp dụng chế độ ăn kiêng và phụ nữ mang thai nên bổ sung biotin thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nguyên nhân cũng như cách xử lý khi móng tay bị sần gợn sóng. Nếu phát hiện bản thân xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám kịp thời để được điều trị kịp thời. Từ đó, hạn chế được các biến chứng khôn lường từ các căn bệnh này nhé!