Cách nấu lẩu Thái tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không có bí quyết, bạn khó có thể hoàn chỉnh hương vị cho món ăn đặc biệt là khi kinh doanh mở quán. Hướng dẫn chi tiết các bước nấu lẩu Thái chua cay kích thích vị giác dưới đây sẽ là gợi ý hoàn hảo cho bạn.
Lẩu Thái được xem là lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi bước vào quán lẩu. Nó chinh phục kể cả những vị khách khó tính nhất bởi chính hương vị chua, ngọt, cay hòa quyện. Lẩu Thái bao gồm nước lẩu có vị chua, cay đặc trưng, nguyên liệu nhúng lẩu thường là hải sản các loại, thịt bò và không thể thiếu nhiều loại rau khác nhau. Bạn có thể tham khảo cách nấu lẩu Thái dưới đây và thử nghiệm chế biến ngay.
Cách nấu lẩu Thái chua cay chuẩn vị không cần gói gia vị
Nguyên liệu
- 1kg xương ống heo
- 500g tôm sú
- 500g mực
- 1kg nghêu
- 200g thịt bò
- 300g nấm bào ngư
- 200g nấm rơm
- 5g gốc ngò
- 5 tép sả
- 4 lá chanh
- 1 nhánh củ riềng nhỏ
- 3 củ hành tím
- 4 tép tỏi
- 6 trái ớt hiểm
- 200g xốt cà chua cô đặc
- 5g ngò gai, rau om
- 10g me
- ½ trái chanh
- Gia vị: đường, bột ngọt, muối, tương ớt, dầu ăn, sa tế
- Rau ăn kèm: bông bí, rau nhút, rau muống, hoa chuối
Các bước nấu lẩu
Sơ chế nguyên liệu
Ớt rửa sạch, đập dập.
Ngò gai, rau om rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Nấm cắt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo. Các loại rau ăn kèm nhặt kỹ, rửa sạch, để ráo. Bày tất cả rau và nấm bào ngư ra dĩa để nhúng cùng lẩu.
Củ riềng rửa sạch, cắt lát.
Hành, tỏi bỏ vỏ, băm nhuyễn.
Sả rửa sạch, đập dập.
Cho me vào chén nước ấm, dằm để me tan ra, lọc lấy nước.
Ngâm nghêu trong nước lạnh có pha một ít muối và 1 trái ớt đập dập cho nhả hết cát. Sau đó, vớt ra rửa sạch lại, để ráo. Tôm rửa sạch, cắt bỏ phần râu dài. Thịt bò rửa sạch, cắt lát mỏng. Mực làm kỹ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn, có thể khứa những đường nhỏ để tạo bông mực đẹp mắt. Bày tất cả ra dĩa để nhúng cùng lẩu.
Hầm nước dùng
Xương ống rửa sạch, cho vào nước sôi chần trong khoảng 5 phút. Sau đó đổ ra, rửa lại xương cho sạch.
Tiếp theo cho xương vào nồi nước lạnh và nêm vào 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, đậy nắp, bật bếp hầm trong khoảng 2h. Trong quá trình đun, bạn vớt bọt để nước dùng trong hơn. Sau thời gian hầm 2h, lọc lấy nước dùng.
Làm hỗn hợp gia vị
Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Khi dầu nóng, đổ hành tím, tỏi, gốc ngò, ớt, sả, lá chanh, củ riềng vào xào thơm. Sau đó cho xốt cà chua cô đặc, 30g tương ớt vào, đảo đều tay cho hỗn hợp sôi lên và sánh lại.
Cách nấu nước lẩu Thái
Đổ nước dùng vào nồi hỗn hợp gia vị, đun sôi lên. Khi nước sôi, bạn cho nấm rơm vào đồng thời vớt lá chanh, gốc ngò ra, nêm nước me, 20g đường, 20ml nước mắm, 1 muỗng cà phê muối. Bạn cũng có thể nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị của bản thân. Cuối cùng cho rau om, ngò gai vào, trộn đều lên và tắt bếp.
Làm nước chấm
Cho 2 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng canh đường, ¼ muỗng canh sa tế, nước cốt ½ trái chanh vào chén, khuấy cho thật đều để đường tan ra. Sau đó cho ớt cắt lát, tỏi băm vào và khuấy đều thêm 1 lần nữa.
Thưởng thức và trình bày
Múc nước lẩu ra nồi mini, đun sôi lại, nhúng các loại hải sản, rau và ăn kèm với bún tươi, nước chấm đã hướng dẫn ở trên.
Một số lưu ý và bí quyết
- Khi nước lẩu sôi lên, bạn nên vớt lá chanh ra ngoài để nước lẩu không bị đắng.
- Nên xào các hỗn hợp gia vị trước khi đổ nước dùng vào. Cách làm này sẽ giúp nước lẩu thơm và có màu sắc bắt mắt hơn.
- Trong quá trình hầm nước dùng và nấu nước lẩu, bạn cần vớt bỏ bọt.
- Nếu không thích vị chua của me, bạn có thể thay thế bằng nước cốt chanh hoặc tắc.
- Ngoài xương ống heo, bạn có thể sử dụng xương gà, hoặc cá, tôm để nấu nước dùng.
- Nếu không mua được xốt cà chua cô đặc, bạn có thể mua cà chua tươi về xào để làm xốt.
Lẩu Thái ăn với rau gì
- Rau nêm trong lẩu Thái sẽ là rau om, ngò gai. Rau nhúng lẩu Thái rất đa dạng, bạn có thể chọn những loại rau mà mình yêu thích như: bông bí, bông so đũa, bông điên điển, bông súng, kèo nèo, hoa chuối, rau nhút, rau muống, cải thảo, các loại nấm (nấm rơm, nấm bào ngư, nấm kim châm…).
Cách nấu lẩu bằng gói gia vị
- Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại gói gia vị nấu Lẩu Thái. Nếu không có nhiều thời gian cho việc hầm nước dùng hay chế biến nước lẩu, bạn có thể dùng sản phẩm này. Cách nấu Lẩu Thái bằng gói gia vị cũng rất đơn giản. Sau khi đã xào xong các loại gia vị sả, ớt, riềng… như hướng dẫn trên, bạn đổ nước lạnh vào nồi, đun sôi lên và cho gói gia vị lẩu Thái vào, khuấy đều, nêm nếm lại cho vừa với khẩu vị của mình là đã hoàn thành.
Một số kinh nghiệm mở quán lẩu thành công
- Lẩu Thái là món ăn có hương vị thơm ngon và khá quen thuộc với những dịp bạn bè, gia đình sum họp. Đặc biệt, món ăn này rất thích hợp với những ngày lễ, Tết. Ngoài ra, lẩu Thái luôn là lựa chọn của nhiều người khi thưởng thức ẩm thực tại các quán ăn, nhà hàng. Chính vì vậy, kinh doanh lẩu Thái giúp bạn thu về những khoản lợi nhuận hấp dẫn.
- Một số kinh nghiệm mở quán lẩu Thái giúp bạn thành công, thu được khoản lợi nhuận cao hằng tháng như chuẩn bị, đầu tư vốn đúng mục đích, lên thực đơn đa dạng, định giá món ăn hợp lý, lựa chọn địa điểm kinh doanh thuận lợi, học bí quyết chế biến lẩu cuốn hút…
- Trong đó, học cách chế biến lẩu Thái được xem là chìa khóa quan trọng “nhất nhì” quyết định trực tiếp đến việc thu hút khách hàng. Công thức chế biến chuẩn tạo nên món ăn có hương vị hấp dẫn sẽ tạo ấn tượng mạnh đối với thực khách, tăng doanh thu cho người kinh doanh.
- Tham gia các lớp nấu ăn chuyên đề món lẩu của Bếp Trưởng Á Âu, bạn sẽ được các đầu bếp chuyên nghiệp hướng dẫn cụ thể từ cách chọn nguyên liệu, bảo quản và nêm nếm hợp khẩu vị nhiều người, theo khẩu vị của nhiều vùng miền. Ngoài ra, với những bí quyết giảng viên chia sẻ giúp bạn đảm bảo được hương vị cho món ăn nhưng vẫn thu được mức lợi nhuận hợp lý.
Nếu bạn quan tâm đến việc học nấu lẩu mở quán, hãy điền thông tin vào form bên dưới để được tư vấn miễn phí về khóa học và cũng như cách nấu lẩu Thái ngon, hấp dẫn, chuẩn vị nhé.